Đa Dạng Hóa Đối Tượng Nuôi Thủy Sản

Thạnh Phú (Bến Tre) có tổng diện tích nuôi thủy sản khoảng 16.650ha. Trong lĩnh vực ngư nghiệp, bên cạnh việc xác định con tôm là chủ lực, huyện vẫn khuyến khích người dân phát triển nuôi thủy sản theo hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi.
9 tháng đầu năm, toàn huyện thả nuôi tôm sú và tôm thẻ là 15.237ha, đạt 99,8% so kế hoạch. Sản lượng thu hoạch đạt 6.300 tấn. Trong đó: diện tích tôm nuôi quảng canh, tôm lúa, tôm rừng là 14.187ha, hiện đang thu hoạch, với năng suất, sản lượng và hiệu quả khá cao. Diện tích thả nuôi tôm thâm canh ước khoảng 1.237ha, đạt 115,62% kế hoạch. Giá tôm thẻ chân trắng đang ở mức từ 170.000 đ/kg trở lên, tôm sú có giá dao động trên dưới 190.000 đ/kg.
Tôm càng xanh nuôi chuyên được tập trung ở các xã tiểu vùng I và nuôi xen lúa ở các xã tiểu vùng II và III, với diện tích 532ha, sản lượng thu hoạch khoảng 600 tấn. Diện tích nuôi sò khoảng 32ha, tập trung nhiều ở các xã Thạnh Phong và Thạnh Hải, sản lượng thu hoạch khoảng 369 tấn.
Mô hình nuôi cua xen trong ao đầm nuôi tôm sú phát triển khá, sản lượng thu hoạch 1.700 tấn đạt 86% kế hoạch. Huyện giữ vững diện tích nuôi cá so với cùng kỳ (417ha), sản lượng 6.500 tấn, đạt 92,85% so với kế hoạch.
Hoạt động các hợp tác xã Thủy sản ở các xã Thạnh Phong và Thạnh Hải tiếp tục được củng cố và duy trì. Huyện đã tiến hành Đại hội thường niên Hợp tác xã Bình Minh và Đại hội nhiệm kỳ 2013-2018 của Hợp tác xã Thạnh Lợi. Diện tích nuôi nghêu năm 2013 là 432ha, tổng sản lượng thu hoạch ước đạt 225 tấn.
Ý thức phòng, chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản của người dân từng bước được nâng lên. Công tác phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi được tăng cường nhằm hạn chế dịch bệnh, thiệt hại, đặc biệt tại các xã: An Điền, An Nhơn, Giao Thạnh, Thạnh Phong, Thạnh Hải.
Trong 9 tháng đầu năm, tôm giống nhập tỉnh qua kiểm dịch khoảng 644 triệu con. Giống sản xuất tại địa phương qua kiểm dịch khoảng 11 triệu con. Ngoài ra, huyện cũng đã tổ chức kiểm tra và ra quyết định xử phạt 4 trường hợp vi phạm trong lĩnh vực vận chuyển và kinh doanh tôm giống không kiểm dịch.
Trong 3 tháng cuối năm, huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tham gia bảo hiểm nông nghiệp; tăng cường kiểm tra, kiểm soát và phòng, chống có hiệu quả dịch bệnh trên tôm nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Nông dân xóm Hổ 2, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) đầu tư phát triển chăn nuôi, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.

Trên địa bàn các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang xảy ra tình trạng một số thương lái lợi dụng hiện tượng tôm chết ép giá thu mua, gây thiệt hại cho người nuôi tôm. Tuy nhiên, các cấp chính quyền vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng này.

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), giá các loại thịt, thực phẩm trong cả nước đang giảm mạnh. Nếu không sớm cải thiện tình hình, nguy cơ đứt nguồn cung và giá thực phẩm lên đỉnh như năm 2011 sẽ tái diễn.

“Đầu tư phân bón cho nông dân trồng mía” là một trong những chương trình mới vừa được Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) thực hiện thí điểm tại vùng mía nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Bước đầu, người dân thấy được sự hiệu quả, thiết thực từ chương trình mang lại.

Hơn nửa tháng nay, hàng trăm hộ nông dân ở xã Nam Dong, huyện Cư Giút, tỉnh Đác Nông mất ăn, mất ngủ vì hàng chục ha đậu lạc (đậu phộng) đã hơn hai tháng tuổi xanh tốt nhưng không có củ. Đây là lần đầu tiên người nông dân trên địa bàn xã Nam Dong trồng lạc không có củ, nhưng chưa rõ nguyên nhân do đâu.