Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Lợn Sinh Sản Ở Thanh Hối (Hòa Bình)

Mô Hình Nuôi Lợn Sinh Sản Ở Thanh Hối (Hòa Bình)
Ngày đăng: 30/06/2012

Nông dân xóm Hổ 2, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) đầu tư phát triển chăn nuôi, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.

Biết lựa chọn giống vật nuôi phù hợp, áp dụng đúng KH-KT chăm sóc, người nông dân sẽ vươn lên thoát nghèo, ổn định kinh tế. Điều này được khẳng định đối với nhiều hộ nông dân ở xã Thanh Hối (Tân Lạc, Hòa Bình) khi phát triển hiệu quả mô hình nuôi lợn sinh sản.

Những năm gần đây, xã Thanh Hối được biết đến là xã điển hình trong trồng trọt và chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tích cực XĐ-GN. 

Không chỉ thành công với mô hình nuôi nhốt trâu, bò vỗ béo hay mô hình trồng bí xanh... mà hiện nay, nông dân đang nhân rộng mô hình nuôi lợn sinh sản, cung cấp lợn giống cho các hộ nuôi trong xã và cho các xã, thị trấn khác trong huyện. Chủ tịch HND xã Bùi Văn Uôi cho biết: Trước đây, người dân trong xã chỉ nuôi lợn thịt và thường phải mua lợn giống từ các tỉnh dưới xuôi về để nuôi, không chỉ phải mua lợn với giá thành cao, 

khi đem về nuôi phải mất từ 5 - 7 ngày lợn mới thích nghi với điều kiện khí hậu, thức ăn và điều kiện nuôi, thêm vào đó, nhiều khi chất lượng lợn giống không được kiểm dịch rõ ràng và dễ mắc các dịch bệnh. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, nhiều hộ nông dân trong xã đã mạnh dạn mua lợn nái về nuôi thử. Qua một, hai lứa nuôi thấy lợn giống tại địa phương dễ thích nghi, được tiêm phòng đầy đủ và phát triển nhanh, hiệu quả kinh tế lại cao hơn hẳn nuôi lợn thịt. 

Từ chỗ chỉ có vài ba hộ nuôi lợn nái, đến nay, toàn xã đã có trên 40% hộ nuôi lợn nái, trong đó, nhiều hộ nuôi từ 5 - 6 con. Hiện tại, tổng đàn lợn của xã là 2.570 con, trong đó có trên 400 con lợn nái. ông Bùi Văn Hiện, xóm Đông 2 cho biết: Nuôi lợn nái nhàn, đỡ tốn kém, thu nhập cao hơn nuôi lợn thịt. Một năm, lợn nái đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 10 - 12 con. Ban đầu cũng chỉ nuôi 1 con nái để có nguồn giống cho nuôi lợn thịt, thấy hiệu quả kinh tế cao, gia đình mua thêm 4 lợn nái về nuôi, vừa để nguồn giống nuôi lợn thịt cho gia đình, vừa để bán cho các hộ dân trong xã. Sau 2 tháng, lợn con có trọng lượng từ 14 - 15 kg là xuất chuồng bán, giá bán trung bình từ 85.000 - 100.000 đồng/kg hơi, sau khi trừ chi phí, lãi thu về còn 2/3 số tiền bán được, trong khi đó, nuôi lợn thịt chỉ lãi 1/3 số tiền đầu tư.

Có thể bạn quan tâm

 Nông dân phấn khởi với Đề án 1.000 Nông dân phấn khởi với Đề án 1.000

Nhằm góp phần triển khai thực hiện có hiệu quả đề án chuyển đổi cây trồng, vật nuôi (Đề án 1.000) trên địa bàn huyện, thời gian qua, các cấp hội nông dân huyện Phụng Hiệp đã tích cực tuyên truyền.

17/09/2015
Khá lên nhờ trồng cây sả Khá lên nhờ trồng cây sả

Tân Phú Đông một huyện cù lao còn nhiều khó khăn của tỉnh Tiền Giang, dựa vào điều kiện thổ nhưỡng của vùng cũng như sự định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả.

17/09/2015
Đề nghị chi 34 - 96 triệu đồng/cán bộ 
đi xúc tiến xuất khẩu gạo Đề nghị chi 34 - 96 triệu đồng/cán bộ 
đi xúc tiến xuất khẩu gạo

Triển khai các chương trình xúc tiến thương mại nhằm xuất khẩu gạo, Bộ Công thương đã đề xuất khá chi tiết kinh phí hỗ trợ cho doanh nghiệp, cán bộ các bộ ngành tham gia chương trình.

17/09/2015
Xuất khẩu thủy sản khó đạt 7 tỷ USD Xuất khẩu thủy sản khó đạt 7 tỷ USD

Năm ngoái, giá trị xuất khẩu thủy sản của nước ta đạt mức kỷ lục trên 7,8 tỷ USD. Nhưng năm nay, xem chừng để đem về 7 tỷ USD từ xuất khẩu thủy sản lại là một công việc rất khó thực hiện được.

17/09/2015
Chỉ đạo khẩn bảo vệ thu hoạch, kinh doanh sầu riêng Chỉ đạo khẩn bảo vệ thu hoạch, kinh doanh sầu riêng

Ngày 15.9, đại tá Đoàn Quốc Thư, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk, cho biết Công an tỉnh có công điện khẩn chỉ đạo công an các cấp trong tỉnh tăng cường hoạt động nghiệp vụ bảo đảm an ninh, trật tự trong thu hoạch, kinh doanh sầu riêng trên địa bàn.

17/09/2015