CXT30 Giống Lúa Mới Phục Vụ Xuất Khẩu

Công ty CP Công Nông nghiệp sạch Việt Nam (Hà Nội) vừa phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang tổ chức hội thảo tham quan đầu bờ giống lúa CXT30 sản xuất trong vụ hè thu 2014.
Hội thảo có sự tham dự của gần 100 đại biểu là nông dân, chủ nhiệm hợp tác xã và lãnh đạo các địa phương trong huyện.
CXT30 là giống lúa thuần cực ngắn ngày với nhiều ưu điểm nổi trội trong canh tác cũng như chế biến gạo. Tại hội thảo, PGS TS Tạ Minh Sơn - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, tác giả giống lúa CXT30 đã giới thiệu về quy trình canh tác giống lúa này.
Theo PGS TS Tạ Minh Sơn, CXT30 thuộc loại hình cây thấp, đẻ nhánh khỏe, thích hợp với nhiều vùng sinh thái trên cả nước. Tùy vào mùa vụ và vùng sinh thái, giống lúa này có thời gian sinh trưởng từ 80 - 85 ngày (vụ hè thu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long) hoặc 93 - 95 ngày (vụ mùa tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng).
Do đó, nếu gieo cấy, tuổi mạ của CXT30 rất ngắn, chỉ 7 - 8 ngày để lúa có thời gian đẻ nhánh, đạt chồi hữu hiệu, tốt nhất là sạ hàng hoặc sạ lan với mật độ thưa, lượng giống từ 50 - 60 kg/ha. Lượng phân bón tương đương với các giống lúa khác nhưng bón theo nguyên tắc “nặng đầu, nhẹ cuối”, tập trung cho bón lót và bón thúc sớm, không bón lai rai, bón thừa đạm…
Trong quá trình đưa vào sản xuất khảo nghiệm tại nhiều tỉnh, thành, CXT30 đều cho kết quả tốt, lúa sinh trưởng mạnh, ít bị sâu bệnh tấn công, năng suất đạt khá cao. Về chất lượng, CXT30 thuộc nhóm hạt dài, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, hạt lúa dài 10mm, gạo nguyên liệu (bóc vỏ) 7,15mm, gạo trắng 6,91mm, tỷ lệ gạo nguyên liệu/lúa đạt cao (81%). Hạt gạo trong, hàm lượng amylose và protein cao (lần lượt là 22,7% và 9,1%), cơm dẻo, có mùi thơm nhẹ.
“Đây là giống lúa có các chỉ tiêu chất lượng gạo khá cao, hơn cả những giống lúa thơm đang có trên thị trường hiện nay. Từ trước đến nay chưa có một giống lúa nào ngắn ngày, năng suất cao mà lại cho chất lượng gạo tốt. Thế nhưng CXT30 đã hội tụ được tất cả các đặc tính này”- PGS TS Tạ Minh Sơn cho biết.
Tuy nhiên, chính ưu điểm vỏ mỏng để cho tỷ lệ gạo cao của giống lúa CXT30 lại trở thành nhược điểm khi canh tác trong điều kiện bất lợi như vụ hè thu, lúa dễ bị nẩy mầm trên cây khi gặp thời tiết mưa bão nhiều. Vì vậy, bà con nông dân cầu lưu ý thu hoạch khi lúa vừa chín tới để hạn chế tình trạng này.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ tính riêng năm 2012, toàn thành phố Hà Nội đã có 24 HTX mới thành lập chuyên sản xuất rau an toàn (RAT), đưa số HTX nông nghiệp sản xuất RAT lên trên 100 HTX. Tuy nhiên, khâu đặc biệt quan trọng, quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như phát huy được vai trò "bà đỡ" của các HTX là đầu ra cho sản phẩm hiện vẫn hết sức khó khăn...

Ông Đỗ Hiếu Liêm, 68 tuổi, ở ấp Phú Khương B, xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) là người đi tiên phong và thành công với mô hình nuôi cá tai tượng an toàn sinh học, cho thu nhập gần 1 tỷ đồng mỗi vụ nuôi. Đây là mô hình mà ngành Nông nghiệp tỉnh đang khuyến khích nông dân áp dụng, đồng thời có chủ trương nhân rộng ra những địa phương khác.

Để đạt được những mục tiêu gieo cấy 5.100 ha lúa, năng suất 55 tạ/ha, huyện Yên Phong chỉ đạo các xã, thị trấn bám sát định hướng của ngành Nông nghiệp, điều kiện thực tế của địa phương để xây dựng kế hoạch.

Năm 2012, lần đầu tiên huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) đưa mô hình nuôi cá lồng bè vào nuôi thí điểm tại khu vực lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 (thuộc xã Trà Tân). Mô hình này đã thành công và đang được nhân rộng, đem lại hướng sinh kế mới cho người dân bị mất đất vùng thủy điện.

Theo Phòng NN&PTNT thôn huyện Thanh Hà (Hải Dương), năm nay vải thiều sẽ bắt đầu cho thu hoạch từ ngày 15-6 đến 15-7, muộn hơn năm ngoái 10 ngày.