Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cừu Phan Rang, Trăm Năm In Dấu Trên Xứ Nắng

Cừu Phan Rang, Trăm Năm In Dấu Trên Xứ Nắng
Ngày đăng: 15/07/2014

Khi đến nói đặc sản mang tính độc đáo của tỉnh Ninh Thuận, ngoài cây nho đang được người tiêu dùng cả nước biết đến, còn phải kể tới con cừu.

Theo các nhà khoa học, giống cừu Phan Rang được hình thành hơn 100 năm nay. Trải qua điều kiện khí hậu nắng nóng gần như quanh năm, dưới sự tác động của chọn lọc tự nhiên và nhân tạo, giống cừu Phan Rang đã thích nghi cao với môi trường sinh thái của tỉnh, là giống cừu duy nhất ở Việt Nam hiện nay.

Để quảng bá giống vật nuôi này, trong chương trình của Lễ hội Nho và Vang quốc tế - Ninh Thuận 2014, cừu sẽ được tham gia với tư cách là “thí sinh” tại Hội thi cừu khỏe, cừu đẹp.

Anh Đặng Ngọc Quang, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KN-KNg) tỉnh cho biết: “Trừ Phan Rang-Tháp Chàm và Bác Ái, 5 huyện còn lại đều tham gia, mỗi huyện chọn 5 con cừu khỏe, đẹp nhất của ít nhất 3 hộ nuôi dự thi, hiện nay các Trạm KN-KNg huyện đang khẩn trương tìm mời các hộ nuôi cừu đạt chất lượng tham gia và tổ chức sơ tuyển cừu”.

Hội thi này sẽ là dịp để mọi người có thêm góc nhìn thú vị về miền đất nắng Phan Rang. Thực tế cho thấy những năm qua, do giá cả và thị trường tiêu thụ ổn định, cừu là vật nuôi đang được nông dân tỉnh ta chú trọng.

Tính đến nay, toàn tỉnh có tổng đàn cừu 95.382 con (tăng 7,8%), được phát triển nuôi theo hướng trang trại, tập trung chủ yếu ở các xã Nhơn Sơn, Mỹ Sơn, Hòa Sơn (Ninh Sơn), Phước Hữu, Phước Vinh (Ninh Phước), Xuân Hải, Phương Hải (Ninh Hải), Phước Hà, Nhị Hà, Phước Nam (Thuận Nam), Bắc Sơn (Thuận Bắc). Các nơi nuôi cừu đều có chuồng trại, có mái che, có trồng cỏ, có chủng ngừa và tuyển chọn giống kỹ.

Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc cừu Phan Rang, theo nhiều nhà khoa học, cừu đã được các giáo sĩ đưa vào Ninh Thuận nuôi từ thời Pháp thuộc.

Có lẽ chúng đến từ Ấn Độ, Pakistan và một số nước Châu Phi. Nếu so sánh với các giống con nuôi khác, sẽ thấy dường như chỉ có đàn cừu là chịu được cái nóng ở tỉnh ta. Cừu dễ nuôi, mau lớn, ít tốn công chăm sóc, ít bệnh tật và chuồng trại lại đơn giản, rẻ tiền.

Từ nuôi cừu, đã có nhiều hộ nông dân vươn lên, thoát nghèo, bình quân người nuôi từ 100 con trở lên, mỗi năm xuất chuồng cừu thịt có thể thu lãi khoảng 60-100 triệu đồng. Chị Lê Thị Út Em (ở thôn An Hòa, Xuân Hải, Ninh Hải) chia sẻ: “Chỉ nhờ vào đàn cừu 80 con mà tôi nuôi được 2 con học đại học, cao đẳng”.

Để nâng cao chất lượng đàn cừu địa phương, tránh tình trạng đồng huyết, từ năm 2003, Trung tâm KN-KNg tỉnh đã nhập 30 con cừu Úc giống Dorper và White Suffolk nhằm mục đích nuôi khảo nghiệm giống mới, chọn lọc lai tạo với cừu Phan Rang, đa dạng hóa nguồn gien.

Riêng từ đầu năm đến nay, tiếp tục thực hiện mô hình nuôi cừu sinh sản, được Trung tâm KN Quốc gia hỗ trợ 144 cừu cái và 4 cừu đực giống, các hộ nuôi đã cho ra đời 85 con cừu lai có sức sống khỏe, ngoại hình đẹp, có thể hình cao hơn hẳn giống cừu địa phương.

Trong khuôn khổ dự án, Trung tâm KN-KNg tỉnh đã tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cừu lai cho 60 hộ nông dân và nhân rộng mô hình cho 120 hộ nông dân khác. Như vậy, giống cừu thuần Phan Rang sau hơn 100 năm in dấu trên xứ nắng đang bước vào giai đoạn lai tạo để phát triển mới, theo quy hoạch đến năm 2020, cừu lai sẽ đạt tỷ lệ 60 – 65% tổng đàn.


Có thể bạn quan tâm

Quy Định Mới Về Nguyên Tắc Điều Hành Hạn Ngạch Thuế Quan Nhập Khẩu Muối, Trứng Gia Cầm Năm 2015 Quy Định Mới Về Nguyên Tắc Điều Hành Hạn Ngạch Thuế Quan Nhập Khẩu Muối, Trứng Gia Cầm Năm 2015

Theo đó, lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu năm 2015 được quy định cụ thể như sau: trứng gà (mã số hàng hóa 0407.21.00 và 0407.90.10), trứng vịt, ngan (mã số hàng hóa 0407.29.10 và 0407.90.20), loại khác (mã số hàng hóa 0407.29.90 và 0407.90.90) có số lượng là 46.305 tá (lưu ý các loại trứng này là trứng thương phẩm không có phôi); muối (mã số hàng hóa 2501) có số lượng là 102.000 tấn.

07/03/2015
Long Mỹ (Hậu Giang) Đẩy Mạnh Công Tác Quản Lý Vịt Chạy Đồng Long Mỹ (Hậu Giang) Đẩy Mạnh Công Tác Quản Lý Vịt Chạy Đồng

Để quản lý chặt chẽ số vịt chạy đồng này, Trạm Thú y huyện Long Mỹ đã phối hợp với các xã, thị trấn trên địa bàn huyện thường xuyên điều tra, kiểm soát số vịt trên địa bàn. Nếu là vịt ở địa phương thì tổ chức tiêm phòng bệnh, còn vịt từ nơi khác đến phải có đầy đủ sổ kiểm dịch và sổ đăng kí nuôi vịt chạy đồng; đồng thời kiên quyết trục xuất các đàn vịt không rõ nguồn gốc ra khỏi địa phương để tránh nguy cơ, lây lan bệnh dịch từ nơi khác đến.

07/03/2015
Khẩn Trương Phòng Chống Cúm Gia Cầm Khẩn Trương Phòng Chống Cúm Gia Cầm

Trước đó, dịch cúm cũng đã xảy ra tại Cà Mau và Tiền Giang, với chủng A/H5N1 và H5N độc lực cao, khó phát hiện. ĐBSCL lại đang thu hoạch lúa đông xuân, nguy cơ dịch cúm lây lan từ những đàn vịt chạy đồng ngày càng lớn, nếu thiếu biện pháp phòng chống kịp thời.

07/03/2015
Nuôi Heo Gia Công Hướng Đi Mới Của Nông Dân Nuôi Heo Gia Công Hướng Đi Mới Của Nông Dân

Trong khi nhiều gia đình, chủ trang trại chăn nuôi gặp khó trong vấn đề thiếu vốn, thị trường tiêu thụ không ổn định, dịch bệnh... thì trang trại heo của gia đình ông Trần Văn Lệ (ấp 3, xã Tiến Hưng, TX. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) vẫn trụ được nhờ chăn nuôi gia công. Gần 1 năm, trại heo của ông Lệ luôn mang lại hiệu quả cao và khẳng định hướng phát triển kinh tế đúng.

07/03/2015
Thành Phố Sa Đéc (Đồng Tháp) Tích Cực Chuẩn Bị Tái Đàn Heo Sau Tết Thành Phố Sa Đéc (Đồng Tháp) Tích Cực Chuẩn Bị Tái Đàn Heo Sau Tết

Hiện tại, giá heo hơi dao động từ 4,7 - 4,8 triệu đồng/1 tạ; heo con cũng đang ở mức giá thấp, dao động từ 90 - 100 ngàn đồng/kg, với mức giá này thì người nuôi có lãi từ 500 ngàn - 600 ngàn đồng/tạ. Cận Tết Nguyên đán vừa qua, giá heo hơi có lúc lên đến 4,9 triệu đồng/tạ, tuy không bằng cùng kỳ năm 2014 nhưng nhờ giá thức ăn chăn nuôi, thuốc phòng trị bệnh ổn định nên người chăn nuôi hết sức phấn khởi.

07/03/2015