Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cựu Chiến Binh Huyện Điện Biên Làm Kinh Tế Giỏi

Cựu Chiến Binh Huyện Điện Biên Làm Kinh Tế Giỏi
Ngày đăng: 28/06/2013

Phát huy phẩm chất “bộ đội cụ Hồ”, dù tuổi đã cao song rất nhiều cựu chiến binh ở huyện Điện Biên vẫn tích cực tham gia công tác xã hội, lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Nhiều cựu chiến binh (CCB) đã trở thành những điển hình kinh tế giỏi, đóng góp nhiều trong phong trào xóa đói giảm nghèo của địa phương.

Đã gần 70 tuổi, CCB Trần Văn Muôn, đội 3, Pom Lót, huyện Điện Biên vẫn tích cực tăng gia sản xuất, cải thiện kinh tế gia đình. Ngoài thời gian làm dịch vụ xay xát, ông Muôn còn tranh thủ nuôi lợn, gà với thu nhập bình quân 160 triệu đồng/năm. Ngoài ra ông còn giữ chức Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Sam Mứn. Có điều kiện ông đã tư vấn, giúp đỡ nhiều hội viên cao tuổi hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn.

Cựu chiến binh Lê Văn Hoàn ở đội 7, xã Thanh Hưng cũng là một trong nhiều điển hình trong phong trào cựu chiến binh làm kinh tế giỏi ở huyện Điện Biên, với mô hình khoanh nuôi bảo vệ trên 100ha rừng. Ngoài phát triển kinh tế gia đình, mô hình kinh tế của ông Hoàn còn tạo việc làm cho 10 - 15 lao động tại địa phương với thu nhập trung bình 2,5 triệu đồng/người/tháng.

Hiện nay Hội CCB binh huyện Điện Biên có 3.885 hội viên. Với 145 hội viên làm kinh tế giỏi, gia đình có thu nhập cao nên Hội CCB huyện được đánh giá là một trong những cấp hội có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm nhanh. Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, nhiều CCB đã động viên gia đình khắc phục khó khăn, mạnh dạn vay vốn đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Bằng nhiều hình thức, Hội đã giúp đỡ hội viên vay vốn với lãi suất ưu đãi để có điều kiện đầu tư mở rộng sản xuất.

Ngoài hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi cho hội viên theo Chương trình 120, Hội còn phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện thẩm định, giải ngân hiệu quả các dự án hỗ trợ. Hiện toàn huyện có 84 tổ vay vốn do hội CCB quản lý với 2.361 hộ được vay, tổng dư nợ 46 tỷ đồng. Để nâng cao hiệu quả và công tác quản lý, sử dụng nguồn vốn vay, các tổ vay vốn tại cơ sở đều được kiện toàn. Cấp hội thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thu hồi gốc, lãi đúng kỳ hạn. Qua công tác kiểm tra, 100% số hộ vay vốn đều sử dụng đúng mục đích, mang lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình.

Năm qua, các cấp hội đã phối hợp với ngành chuyên môn tổ chức 10 lớp tập huấn khuyến nông khuyến ngư, 15 lớp tập huấn xoá đói giảm nghèo cho gần 400 hội viên; tư vấn cho hội viên các mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình và tại địa phương. Với các xã vùng ngoài như: Nà Tấu, Nà Nhạn, Hội khuyến khích hội viên mở rộng diện tích trồng cây dong riềng; xã Na Ư phát triển cây đậu tương; Núa Ngam trồng ngô, sắn...

Không ngừng củng cố, nâng cao hiệu quả các hoạt động của tổ chức hội, đẩy mạnh các phong trào thi đua làm kinh tế giỏi, tuổi cao gương sáng trong hội viên nên tỷ lệ gia đình hội viên CCB nghèo và cận nghèo ở huyện Điện Biên giảm nhanh, từ 665 hộ trong năm 2012 đến nay chỉ còn 330 hộ. Nhiều gương điển hình trong phong trào thi đua sản xuất, làm kinh tế giỏi không chỉ ở các xã vùng lòng chảo có điều kiện thuận lợi mà cả ở các xã vùng ngoài, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Như cụ Và Gà So, bản Con Cang, xã Na Ư có trang trại nuôi trâu, bò, dê cho thu nhập gần 200 triệu đồng/năm; ông Lò Văn Nộ, bản Xẻ, xã Nà Tấu với mô hình nuôi trâu, bò, lợn.

Ông Vũ Tiến Tám, Phó Chủ tịch Hội CCB huyện Điện Biên cho biết: Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua làm kinh tế giỏi, bên cạnh việc động viên hội viên phát triển các mô hình chăn nuôi, cấp hội sẽ tăng cường phối hợp với các tổ chức đoàn thể, các đơn vị giúp hội viên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, nhân rộng các mô hình điểm. Đồng thời sẽ tăng cường kiểm tra việc sử dụng, đánh giá hiệu quả nguồn vốn vay tại các cơ sở hội. Riêng với các xã vùng ngoài, hội sẽ chủ động phối hợp với Trạm khuyến nông - khuyến ngư giúp hội viên tiếp cận các giống cây con mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tận dụng thế mạnh vườn đồi, rừng núi để phát triển kinh tế gia đình


Có thể bạn quan tâm

Thịt Nội Yếu Thế Về Giá Thịt Nội Yếu Thế Về Giá

Hiện nay, thịt nhập khẩu về Việt Nam dù vẫn chịu thuế nhưng đã có lúc lấn át thịt trong nước về giá khiến doanh nghiệp, người chăn nuôi lo lắng. Sắp tới đây, khi thuế nhập khẩu thịt ngoại bằng 0, thị trường này sẽ là cuộc đọ sức nhiều cam go.

11/12/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Cá, Tôm Trên Ruộng Lúa Hiệu Quả Từ Mô Hình Cá, Tôm Trên Ruộng Lúa

Năm 2013, nông dân huyện Châu Thành A (Hậu Giang) thả nuôi 750ha thủy sản, trong đó 430ha cá ruộng. Hầu hết diện tích thả nuôi đều trúng mùa, được giá. Nhưng vui nhất là những hộ nuôi tôm càng xanh toàn đực và nuôi ghép các loại cá “đen” trên ruộng lúa. Đây là mô hình mới ở tỉnh Hậu Giang sẽ được nhân rộng theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.

03/01/2014
Nuôi Ếch Trong Vèo Kết Hợp Nuôi Cá Đạt Hiệu Quả Nuôi Ếch Trong Vèo Kết Hợp Nuôi Cá Đạt Hiệu Quả

Tháng 7-2013, anh Đặng Văn Phụng ở ấp Rạch Gừa - xã Phú Long (Bình Đại - Bến Tre) được Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện chọn làm thí điểm thực hiện mô hình nuôi ếch trong vèo kết hợp với nuôi cá trê và cá điêu hồng dưới ao.

11/12/2013
Khởi Công Dự Án Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Nuôi Trồng Thủy Sản Khởi Công Dự Án Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Nuôi Trồng Thủy Sản

UBND huyện Long Mỹ (Hậu Giang) vừa tổ chức Lễ khởi công dự án đầu tư cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản giai đoạn 1 tại ấp 9, xã Thuận Hưng. Ông Nguyễn Thành Nhơn, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang đến dự và thực hiện nghi thức động thổ dự án.

03/01/2014
Xử Lý Hành Chính 23 Trường Hợp Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trái Phép Xử Lý Hành Chính 23 Trường Hợp Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trái Phép

Lực lượng chức năng huyện Núi Thành (Quảng Nam) vừa tổ chức đợt kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính 23 hộ với 26 ao nuôi tôm thẻ chân trắng trái phép trên địa bàn xã Tam Tiến.

11/12/2013