Cướp biển nã đạn thẳng vào ngư dân

Người tử vong là anh Ngô Văn Sinh, tài công tàu KG 94059” - ngày 14-9, Thượng tá Trần Bằng Đức, Phó Trưởng phòng Phòng chống tội phạm ma túy, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Kiên Giang, thông tin.
Cùng ngày, các tàu cá bị tấn công đã cập bến ở Cà Mau. Anh Chao Văn Sáng (huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang), ngư dân đi trên tàu KG 94059, kể lại:
Khoảng 15 giờ 30 ngày 11-9, trong lúc đang bủa lưới trên biển, mọi người hốt hoảng nhận thấy một tàu cao tốc lắp súng máy trước mũi, trên tàu có năm người mặc đồ rằn ri, một người mặc thường phục lăm lăm súng tiểu liên.
“Khi cách chúng tôi chừng 15 m, chúng bất thần nã đạn xối xả. Anh Sinh vội gọi mọi người trốn xuống hầm cá, còn mình ở lại cầm lái. Khoảng 15 phút sau, khi không còn nghe tiếng súng, mọi người lên buồng lái thì thấy anh Sinh đã gục chết” - anh Sáng kể.
Anh Nguyễn Hùng Cường sau khi được phẫu thuật sức khỏe đã ổn định.
Sau khi bắn chết anh Sinh, chiếc tàu cao tốc rời đi tiếp tục tấn công các tàu đánh cá gần đó và bắn gãy nát xương đùi của anh Nguyễn Hùng Cường, cầm lái tàu KG-94811. Anh Cường lập tức được đưa về nhà giàn DK1/10 (trên vùng biển thuộc địa phận Cà Mau) sơ cứu.
Theo nhận định ban đầu từ lực lượng chức năng, khả năng chiếc canô trên của một nhóm cướp có vũ trang, mục đích muốn cướp tàu cá để đòi tiền chuộc. Thượng tá Trần Bằng Đức cho hay hiện vẫn chưa xác định được lực lượng đã gây ra vụ việc kể trên.
Riêng chuyện ngư dân bị tấn công trên biển không phải ít. Trong tháng 8 đã có một ngư dân bị bắn thủng bụng, trên đường chở về đất liền thì tử vong do mất nhiều máu.
Ngồi thất thần bên di ảnh chồng, chị Nguyễn Thị Kim Phương (vợ của nạn nhân Sinh, xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành) cho biết hai tháng trước tàu do anh Sinh làm tài công cũng bị tàu nước ngoài bắt rồi thả ra. Sau khi ở nhà hơn một tháng để lo cho hai đứa con vào năm học mới, anh Sinh vừa đi biển mấy ngày thì bị nạn.
Có thể bạn quan tâm

Hiện Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật đầu tư, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho các nông hộ tham gia mô hình. Thời điểm đậu phụng đến kỳ thu hoạch, Công ty TNHH Công nghiệp thực phẩm (tỉnh Đăk Nông) sẽ hướng dẫn nông dân kỹ thuật thu hoạch và thu mua sản phẩm cho nông dân theo giá thị trường tại thời điểm.

Chuẩn bị cho vựa trái cây cung cấp cho thị trường Tết Nguyên đán năm nay, ngoài các loại cây ăn trái quen thuộc như chôm chôm, sầu riêng... gia đình ông Huỳnh Sum, ngụ thôn Long Bàn Bắc, xã Hành Minh (Nghĩa Hành) đã tạo nắn thành công trái bưởi hồ lô.

Đã có hơn 12 triệu con tem chỉ dẫn địa lý Bình Thuận được dán trên quả thanh long khi lưu hành thị trường trong, ngoài nước, như: Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Singapore, Siêu thị Lotte Mart Phan Thiết, Siêu thị Lotte Mart TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Bắc.

Nhiều nhà vườn trồng bưởi rất phấn khởi khi càng gần tết, giá bưởi càng tăng cao và ổn định. Các hộ trồng bưởi ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng) cho biết, giá bưởi da xanh được thương lái hợp đồng mua với các nhà vườn từ 50.000 - 60.000 đồng/kg, còn bưởi Năm Roi từ 43.000 - 50.000 đồng/kg.

Xã Hồng Giang (Lục Ngạn) được lựa chọn làm vùng sản xuất vải thiều xuất khẩu, gồm các thôn: Hiệp Tân, Kép 2A, Kép 1, Kép 3 và HTX Hồng Giang. Mỗi nhóm gồm 4 - 5 cán bộ kết hợp với Cục Bảo vệ thực vật thẩm định lại các vườn trồng về điều kiện cấp mã số vùng trồng. Đón chuyên gia nước ngoài đến kiểm tra; tập huấn kỹ thuật, cách ghi sổ nhật ký theo dõi quy trình VietGAP, các quy định của thị trường xuất khẩu.