Cướp biển nã đạn thẳng vào ngư dân

Người tử vong là anh Ngô Văn Sinh, tài công tàu KG 94059” - ngày 14-9, Thượng tá Trần Bằng Đức, Phó Trưởng phòng Phòng chống tội phạm ma túy, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Kiên Giang, thông tin.
Cùng ngày, các tàu cá bị tấn công đã cập bến ở Cà Mau. Anh Chao Văn Sáng (huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang), ngư dân đi trên tàu KG 94059, kể lại:
Khoảng 15 giờ 30 ngày 11-9, trong lúc đang bủa lưới trên biển, mọi người hốt hoảng nhận thấy một tàu cao tốc lắp súng máy trước mũi, trên tàu có năm người mặc đồ rằn ri, một người mặc thường phục lăm lăm súng tiểu liên.
“Khi cách chúng tôi chừng 15 m, chúng bất thần nã đạn xối xả. Anh Sinh vội gọi mọi người trốn xuống hầm cá, còn mình ở lại cầm lái. Khoảng 15 phút sau, khi không còn nghe tiếng súng, mọi người lên buồng lái thì thấy anh Sinh đã gục chết” - anh Sáng kể.
Anh Nguyễn Hùng Cường sau khi được phẫu thuật sức khỏe đã ổn định.
Sau khi bắn chết anh Sinh, chiếc tàu cao tốc rời đi tiếp tục tấn công các tàu đánh cá gần đó và bắn gãy nát xương đùi của anh Nguyễn Hùng Cường, cầm lái tàu KG-94811. Anh Cường lập tức được đưa về nhà giàn DK1/10 (trên vùng biển thuộc địa phận Cà Mau) sơ cứu.
Theo nhận định ban đầu từ lực lượng chức năng, khả năng chiếc canô trên của một nhóm cướp có vũ trang, mục đích muốn cướp tàu cá để đòi tiền chuộc. Thượng tá Trần Bằng Đức cho hay hiện vẫn chưa xác định được lực lượng đã gây ra vụ việc kể trên.
Riêng chuyện ngư dân bị tấn công trên biển không phải ít. Trong tháng 8 đã có một ngư dân bị bắn thủng bụng, trên đường chở về đất liền thì tử vong do mất nhiều máu.
Ngồi thất thần bên di ảnh chồng, chị Nguyễn Thị Kim Phương (vợ của nạn nhân Sinh, xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành) cho biết hai tháng trước tàu do anh Sinh làm tài công cũng bị tàu nước ngoài bắt rồi thả ra. Sau khi ở nhà hơn một tháng để lo cho hai đứa con vào năm học mới, anh Sinh vừa đi biển mấy ngày thì bị nạn.
Có thể bạn quan tâm

Chúng tôi tự hào và sung sướng vì đây là công sức xây dựng và vun đắp qua bao thế hệ mới có được”. Song, để nước mắm Phú Quốc trường tồn là câu chuyện còn nhiều trăn trở.

Đã có hơn 50 trường hợp các lô tôm của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu qua Nhật bị trả về vì hàm lượng Ethoxyquin cao hơn hoặc bằng mức 0,01 ppm (một phần triệu) trong vòng hai năm qua. Nay doanh nghiêp đã có thể xuất sang thị trường này mà không phải lo ngại về Ethoxyquin.

Sáng mùng 6 Tết, Tập đoàn Hùng Cá (Khu Công nghiệp Bình Thành, huyện Thanh Bình - Đồng Tháp) đã ra quân lao động đầu năm trong không khí phấn khởi, quyết tâm đạt mức tăng trưởng 55% so với mục tiêu năm 2013.

Ngành thủy sản Việt Nam lo sốt vó trước các điều luật về tiêu chuẩn kỹ thuật có tính áp đặt sắp được phía Mỹ thực thi nhằm ngáng đường cá da trơn của chúng ta xuất sang thị trường này

Ông Châu Công Bằng, Phó GĐ Sở NNPTNT Cà Mau, cho biết, sau kỳ nghỉ Tết, ở các huyện Đầm Dơi, Cái Nước, Phú Tân, Năm Căn… nông dân phấn khởi thu hoạch tôm nuôi được mùa, trúng giá và bắt tay cải tạo ao đầm chuẩn bị cho mùa vụ sản xuất mới.