Cùng Nông Dân Làm Giàu

Năng động, sáng tạo sản xuất ra những sản phẩm tốt phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu - đó là điểm dễ nhận thấy của nhiều ND trong phong trào ND thi đua SXKD giỏi TP.Hà Nội, giai đoạn 2009-2011.
Thành công này có đóng góp không nhỏ của các cấp Hội Nông dân ở thành phố.
Nhạy bén với thị trường
Nhiều người biết ông Lê Đức Giáp, xã Cao Viên (Thanh Oai) là người nhạy bén với thị trường. Năm 2001, ông Giáp mạnh dạn chuyển đổi 5 sào đất lúa sang trồng 700 cây cam Canh. Chỉ hơn 1 năm, ông thu hoạch 3 tấn quả, trừ chi phí lãi trên 60 triệu đồng. Khi thị trường xuất hiện nhu cầu, ông bắt tay ngay vào làm cam Canh, bưởi Diễn cảnh. Năm 2008, ông mày mò ghép nhiều loại quả trên 1 cây. Việc ghép “ngũ quả” trên 1 cây đã giúp cây cảnh có múi của ông tăng giá trị cũng như doanh thu.
Trên địa bàn thủ đô, chủ trương dồn điền đổi thửa, chuyển đổi sản xuất nhằm tăng giá trị thu nhập đã xuất hiện ngày càng nhiều các gia trại, trang trại. Điển hình là trang trại của gia đình anh Tạ Văn Thắng, thôn Đống Long, xã Hoà Lâm (Ứng Hoà). Với 4 mẫu chuyển đổi từ ruộng trũng sang làm trang trại nuôi cá, nuôi vịt ấp trứng, năm 2011 doanh thu của gia đình anh hơn 3 tỷ đồng. “Dồn điền đổi thửa làm trang trại đa canh đã tạo động lực cho ND huy động công sức, tiền vốn để đầu tư phát triển sản xuất”- anh Thắng lý giải.
Bà Dương Thị Hằng- Phó Chủ tịch Hội ND TP. Hà Nội cho biết, thủ đô là thị trường tiêu thụ hàng hoá lớn; có nhiều trung tâm khoa học kỹ thuật; tập trung nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng; các nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn ngày càng được tăng cường. Những lợi thế đó đã và đang thúc đẩy phong trào ND thi đua SXKD giỏi phát triển theo hướng tăng cả về lượng và chất, các hộ ND có thu nhập cao ngày càng nhiều. Điển hình như ông Nguyễn Gia Sự, ở xã Thuần Mỹ (Ba Vì), với diện tích trang trại hơn 1,1ha nuôi cá, ba ba, gà thịt đạt doanh thu hơn 3 tỷ đồng/năm...
Hỗ trợ ND làm giàu
Bên cạnh sản phẩm của các làng nghề truyền thống, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư sản xuất những mặt hàng mới, sản phẩm mới. Nghề làm chỉ, dây giày, nhãn mác các loại của hộ ông Triệu Khắc Thuỷ, xã Tân Triều (Thanh Trì) là một ví dụ. Với nghề này, năm 2011, doanh thu của gia đình ông đạt hơn nửa tỷ đồng. Cơ sở của ông còn tạo việc làm thường xuyên cho 40-50 lao động.
Phong trào ND SXKD giỏi đã xuất hiện nhiều hộ nghèo vượt khó. Như gia đình chị Đào Thị Thiện, xã Quang Tiến, khởi đầu nghề trồng nấm năm 2006 với 10 triệu đồng, trong đó 8 triệu đồng vay Ngân hàng CSXH qua Tổ Tiết kiệm và Vay vốn của Hội ND. Đến nay chị đã có 400m2 nhà xưởng, sản xuất hàng chục tấn nấm các loại/năm...
Theo ông Trịnh Thế Khiết- Chủ tịch Hội ND Hà Nội, giai đoạn 2009-2011, phong trào ND SXKD giỏi tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ thiết thực từ cấp uỷ, chính quyền và Hội ND các cấp. Đó là thành phố liên tục trích ngân sách bổ sung tăng trưởng Quỹ HTND. Hiện, Quỹ HTND thành phố có hơn 277 tỷ đồng. Hoạt động phối hợp giữa Hội ND và các ngành, đơn vị, doanh nghiệp cũng được đẩy mạnh nhằm hỗ trợ ND, như khuyến nông, khuyến công; cung ứng vật tư phân bón; hỗ trợ vay vốn; dạy nghề, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật...
Có thể bạn quan tâm

Phần lớn gà, cút tại Đồng Nai được nuôi theo hình thức trang trại, đảm bảo an toàn về công tác phòng và chống dịch cúm gia cầm. Hiện Đồng Nai là một trong những tỉnh đứng đầu ở khu vực phía Nam về cung cấp các nguồn thực phẩm, như: thịt heo, gà, trứng.

Nhiều người dân nuôi heo thông tin, hiện nay giá heo hơi đã tăng 1.000 - 1.500 đồng/kg so với thời điểm trước tết và đang giữ mức 47.000 đồng/kg. Đa số đàn heo đã xuất bán dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi nên hiện nay lượng heo thịt còn ít trong khi thị trường vẫn có nhu cầu tiêu thụ mạnh. Với giá hiện tại, người nuôi heo có thể thu lãi từ 4,5 - 5 triệu đồng/tấn heo thịt.

Sau 3 đến 4 ngày, người ta tiến hành đảo đống ủ; sau đó tiếp tục ủ thêm khoảng 3 ngày nữa là có thể sử dụng nguyên liệu để cấy giống. Đối với cách thứ hai, rơm rạ ngâm trong nước vôi từ 15 đến 20 phút, sau đó vớt ra để ráo nước và tiếp tục ủ lại từ 2 đến 3 ngày, rồi băm thành đoạn dài khoảng 10cm; mùn cưa tạo ẩm với nước vôi 1% và ủ lại khoảng 5 ngày; bã mía tạo ẩm với nước vôi 1%, ủ từ 10 đến 12 ngày.

Ước tính năng suất bình quân đạt từ 7,5 đến 8 tấn/ha tùy theo điều kiện thâm canh, chăm sóc. Nông dân lợi nhuận 1 triệu đồng/công. Việc thực nghiệm giống lúa VN121 nhằm tìm ra giống lúa ngắn ngày, chất lượng gạo cao, phù hợp với điều kiện canh tác tại địa phương.

Đến thời điểm này, nông dân trong huyện đã xuống giống được 7.300ha mía niên vụ 2015, chiếm 94% kế hoạch xuống giống của toàn huyện. Theo kế hoạch năm nay huyện sẽ xuống giống khoảng 7.800ha, giảm 500ha so với niên vụ mía 2014. Cơ cấu giống mía được nông dân chọn xuống trong thời gian qua đa phần là giống ROC16 và các giống chín sớm.