Cùng Đồng Hành Thực Hiện Đề Án Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp

Định hướng chung của đề án tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng khoa học công nghệ với kết cấu hạ tầng đồng bộ, đồng thời, sản xuất gắn với tiêu thụ, trên cơ sở phát huy vai trò của kinh tế hợp tác, liên kết đa dạng.
Mục đích cuối cùng của đề án là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn, phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Theo ông Lê Minh Hoan - Bí thư Tỉnh ủy, đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp là đề án mở, không nhất thiết địa phương nào cũng thực hiện giống nhau mà tùy vào điều kiện và tiềm năng lợi thế riêng của mình.
Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp được các địa phương trong tỉnh kỳ vọng lớn là từng bước phát huy, khai thác những sản phẩm thế mạnh của mình. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, qua công tác tác tuyên tuyền của các cấp, ngành hữu quan đã giúp các địa phương thấu đáo tinh thần chung của đề án hơn.
Đề án tái cơ cấu nông nghiệp định hướng đổi mới theo cơ chế thị trường, trong đó điểm nhấn là mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ với doanh nghiệp. Vì chỉ có doanh nghiệp mới nắm bắt được nhu cầu thị trường để cung ứng. Nắm bắt được tín hiệu, nhiều địa phương đã định hình vùng nguyên liệu mời gọi các doanh nghiệp đồng hành.
Ông Võ Văn Dũng - Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tháp Mười cho hay, căn cứ vào tình hình thực tế, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của doanh nghiệp với số lượng lớn, huyện đã xây dựng kế hoạch cho vùng nguyên liệu phục vụ liên kết tiêu thụ nông sản năm 2015 và giai đoạn 2016-2025. Kế hoạch sẽ hướng tới những hợp tác xã (HTX) có diện tích trên 400ha để thực hiện.
Trong đó, chỉ tiêu từ năm 2015-2025 là 23 cánh đồng liên kết với diện tích 10.500ha, có 12 HTX và 11 tổ hợp tác tham gia. Riêng trong năm 2015, huyện thực hiện 14 cánh đồng diện tích 6550 ha. Đồng thời, huyện tranh thủ các nguồn vốn đẩy mạnh thực hiện các hạng mục cơ sở hạ tầng cho cánh đồng lớn, định hướng quy hoạch vùng sản xuất lúa giống nhằm cung cấp cho thị trường sản xuất.
Theo thống kê, đến nay, diện tích cánh đồng liên kết ở Đồng Tháp khoảng 80.000ha, thuộc 40 cánh đồng ở 12 huyện, thị, thành phố. Mỗi cánh đồng lớn ở tỉnh từ 100 - 200ha, được ứng dụng đồng bộ những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất từ khâu làm đất, gieo sạ, bón phân và thực hiện cơ giới hóa.
Nhiều chuyên gia nhận định, “mỏ vàng” của Việt Nam là cá tra, thì huyện Hồng Ngự được xem là “thủ phủ” cung cấp những con giống cho những vùng nuôi. Theo ông Nguyễn Trạng Sư, Phó Chủ tịch UBND huyện Hồng Ngự, hơn 70% sản phẩm cá tra bột do địa phương cung ứng cho các vùng nuôi cá tra trong và ngoài tỉnh. Huyện đang tính đến nhiều giải pháp để sản phẩm cá tra mang tính bền vững.
HTX - “chất kết dính” giữa nông dân và doanh nghiệp được xem là nhân tố vô cùng quan trọng trong tái cơ cấu. Thời gian qua, tỉnh, huyện quan tâm củng cố, hướng tới xây dựng HTX theo kiểu mới, phục vụ sản xuất mang tính quy mô lớn, đa dịch vụ đáp ứng kỳ vọng của người nông dân, doanh nghiệp.
Vừa qua, huyện Hồng Ngự có bước tiên phong trong việc sáp nhập HTX. HTX có tên Hợp tác xã Phước Tiền được sáp nhập từ 4 HTX cũ ở 2 xã Thường Phước 2 và Thường Thới Tiền (huyện Hồng Ngự), hoạt động trên 8 lĩnh vực dịch vụ gồm: tưới tiêu, làm đất, cung ứng vật tư nông nghiệp, giống, thu hoạch, sau thu hoạch, tín dụng, chăn nuôi và mua bán nông sản. Từ nay đến năm 2015, huyện có kế hoạch sáp nhập 11 HTX.
Hợp tác với nước ngoài (Hà Lan) là hướng đi tiềm năng cho ngành hàng hoa kiểng của tỉnh. Trên tinh thần hợp tác, UBND TP.Sa Đéc đã ký kết văn bản thỏa thuận với Trung tâm Thương mại quốc tế Việt Nam tại Hà Lan về hợp tác phát triển hoa kiểng để hướng đến xây dựng thành phố hoa Sa Đéc - thành phố hoa của đồng bằng sông Cửu Long.
Theo ông Phan Văn Nhiều - Chủ tịch UBND TP.Sa Đéc, Hà Lan đầu tư xây dựng một số nhà kính, nhà lưới tại Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao xã Tân Khánh Đông, TP.Sa Đéc. Đồng thời, hỗ trợ cho thành phố các nguồn giống chất lượng cao phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương và hệ thống logictics trong phân phối và tiêu thụ hoa kiểng.
Không dừng lại ở đó, thành phố tiếp tục kêu gọi sự hợp tác đầu tư của các doanh nghiệp Hà Lan về kỹ thuật ươm trồng, bảo quản và vận chuyển hoa kiểng theo mô hình của nước bạn. Việc hợp tác nhằm nâng cao giá trị các loại hoa kiểng trên thương trường nội địa và xuất khẩu.
Trên tinh thần chủ động, TP.Sa Đéc sẵn sàng cho việc đầu tư xây dựng vườn hoa thành phố với hạ tầng đảm bảo. Trong năm 2014, thành phố sẽ xây dựng hoàn chỉnh 1 mô hình sản xuất hoa kiểng kết hợp với tham quan du lịch ở phường Tân Quy Đông, làm điểm nhấn trong việc phát triển sản xuất tập trung, chất lượng cao và quảng bá hình ảnh làng hoa kiểng Sa Đéc...
Có thể bạn quan tâm

Mọi năm vào thời điểm này, các xã vùng chuyên canh cây cà phê của huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) như Hướng Phùng, Hướng Tân, Hướng Linh, Ba Tầng “sôi” lên bởi chuyện mở rộng diện tích trồng mới hoặc tái canh cây cà phê. Người dân sở tại, người ở các nơi tìm về mua đất, thuê đất trồng cà phê với hy vọng đổi đời. Giá đất ở “thủ phủ cà phê” Hướng Phùng không dưới 150 triệu đồng/ha, có lúc “sốt đất” giá lên cao chót vót, từ 250 đến 300 triệu đồng/ha nhưng nhiều người vẫn đổ tiền của vào đầu tư phát triển cây cà phê, vì khi đó giá lên cao, chỉ sau một vài vụ là đã thu hồi vốn. Nhưng năm nay, khi mùa vụ trồng mới đang đến gần, hơn 2.500 ha cây cà phê toàn huyện già cỗi cần phải tái canh nhưng không khí làng bản vẫn nhuốm một màu ảm đạm.

Việc phát hiện đàn chim yến ở tỉnh Ninh Thuận dương tính với cúm A/H5N1 khiến nhiều người dân lo lắng. Tuy nhiên, không chỉ chim yến, chim cút tại Đồng Nai cũng nằm “ngoài vòng kiểm soát” của dịch bệnh.

Theo Trung tâm Giống nông nghiệp Bến Tre, để sản xuất vụ lúa Đông - Xuân thành công, bà con nông dân có thể sử dụng một số giống lúa dưới đây

Nhờ áp dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật với quy trình sản xuất xoài đạt chuẩn GlobalGAP (thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu), Hợp tác xã xoài Mỹ Xương (xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) từng bước khẳng định thương hiệu, vươn ra thị trường thế giới, bình quân mỗi ha trồng xoài Cát Chu và Cát Hòa Lộc lãi từ 100 - 200 triệu đồng/ha.

Chỉ 799 tàu cá công suất từ 20 CV trở lên, trong đó 221 chiếc đánh bắt xa bờ, thế nhưng hoạt động đánh bắt hải sản của ngư dân Đà Nẵng năm nào cũng xảy ra sự cố, không ít người phải nằm lại với biển. Làm gì để tàu cá và ngư dân an toàn?