Một Số Giống Lúa Có Thể Sử Dụng Trong Vụ Đông - Xuân 2013 - 2014

Theo Trung tâm Giống nông nghiệp Bến Tre, để sản xuất vụ lúa Đông - Xuân thành công, bà con nông dân có thể sử dụng một số giống lúa dưới đây.
Vùng sản xuất 3 vụ, có thể sử dụng các giống OC 10, OM 6162, OM 6900, OM 632, OM 8232. Ngoài ra, còn có thể sử dụng các giống triển vọng đã được sản xuất thử như OM 9916, OM 9918,OM 3673. Các vùng đất sản xuất 2 vụ hoặc bị ngập sử dụng giống OM 1348, OM 2496, OM 1352. Vùng đất khó khăn sử dụng các giống OMCS 8108, OM 8232, OM 8923, MTL 9921. Hiện nay, Công ty Lương thực tỉnh bao tiêu sản phẩm cho các cánh đồng mẫu chủ yếu tập trung các giống được thị trường chấp nhận như OC 10. Trung tâm giống đã phục tráng giống này và đang nhân nhanh để bảo đảm cung cấp cho nông dân. Các giống OM 6261, OM 4900 cũng có thể canh tác trên cánh đồng mẫu (phải là giống xác nhận). Giống sản xuất xuất khẩu có thể sử dụng các giống như Jasmin 85, OM 4900, OM 6162. Hiện trong tỉnh đang sản xuất giống lúa DS1 để cung cấp cho thị trường cao cấp như Nhật, Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan.
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, trong 6 cơ sở tham gia chuỗi sản xuất, sơ chế và tiêu thụ rau an toàn, đứng đầu sản lượng hàng năm là HTX Dịch vụ Nông nghiệp tổng hợp Anh Đào, Đà Lạt với 18 ngàn tấn, canh tác hơn 73ha được cấp Chứng nhận VietGAP.

Ông Nguyễn Thái Học, Tổng giám đốc Công ty chế biến xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Đồng Nai (Donafoods) cho biết, doanh nghiệp đã làm việc với Công ty TNHH Target (Đức) có trụ sở chính ở Thái Lan để hợp tác xây dựng vùng nguyên liệu điều sạch tại Đồng Nai.

Khoảng 10 ngày, 8 công đất trồng 450 cây mãng cầu xiêm ghép bình bát (còn gọi là cây mãng cầu rừng) của anh Nguyễn Văn Nghĩa (Bảy Nghĩa), ở ấp 1, xã Phú Vang, huyện Bình Đại (Bến Tre) cho trái bán được hơn 10 triệu đồng. Trái mãng cầu xiêm bán tại vườn giá từ 20.000 - 30.000 đồng/kg.

Sở Khoa học và công nghệ (KHCN) vừa tổ chức Hội đồng khoa học nhằm tổng kết, nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống bưởi Đường lá cam theo hướng triệt tiêu hạt bằng biện pháp xử lý đột biến, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của giống bưởi đặc sản tỉnh Đồng Nai” do Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ phối hợp với Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt thực hiện.

Viện Sinh học Nhiệt đới (Viện Khoa học công nghệ Việt Nam) là đơn vị chuyển giao công nghệ cho đơn vị chức năng ở địa phương để triển khai dự án xây dựng mô hình nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô và trồng thâm canh chuối già lùn tại Bình Thuận.