Cua đồng mùa nước nổi giá cao
Anh Dương Văn Hiếu - chủ vựa cua huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp cho biết: “Năm nay lượng mưa ít, nước lũ nhỏ nên cua đồng ít và giá luôn ở mức cao. Bình quân mỗi ngày cơ sở thu mua và xuất bán từ 3 - 5 tấn, những lúc trúng mùa thì có thể lên đến hơn 10 tấn cua. Hiện nay, cua rất ít nên luôn trong tình trạng hút hàng”.
Mùa cua đồng ngoài việc giúp các cơ sở mua bán nhộn nhịp thì cũng mang lại thu nhập khá cho các nông dân làm thuê tại các cơ sở thu mua và chế biến cua đồng. Chị Đặng Thị Mẫm ngụ xã Phú Thành, huyện Tam Nông với nghề bẻ càng và phân loại cua đồng cho biết: “Gia đình có 4 thành viên làm ở khâu bẻ càng và phân loại cua thịt.
Mỗi ký càng cua và phân loại cua được trả 2.000 đồng, mỗi ngày thu nhập từ 150.000 - 200.000 đồng”. Bà Trần Thị Chuốc (72 tuổi) ngụ ấp Trung, xã Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự cho biết: “Hơn 2 năm làm nghề lột mai, yếm và bẻ càng cua đồng cũng thu nhập kha khá, kiếm thêm chút ít tiền cho gia đình”.
Bình quân mỗi vựa cua đều có từ 20 - 30 người làm thuê thực hiện nhiều khâu như: chuyên chở, cân bán, bẻ càng, phân loại, lột mai... cho thu nhập ổn định từ 100.000 - 200.000 đồng/ngày. Hiện tại, giá cua đồng thịt được bán từ 30.000 - 40.000 đồng/kg; cua đồng xay 50.000 - 70.000 đồng/kg; càng cua có giá từ 200.000 - 250.000 đồng/kg.
Theo Bà Trần Thị Cúc - thương lái thu mua cua đồng ở TX.Hồng Ngự: “Mùa lũ ở đầu nguồn chưa về nên lượng cua đồng ngày càng khó tìm. Trước đây, mỗi ngày vựa thu mua vài tấn cua đồng thịt, nhưng nay kiếm vài trăm ký đến 1, 2 tấn được là xem như thành công. Giá cao nên nhiều thương lái cũng tranh nhau mua và xuất bán”.
Hiện cua đồng được thu mua và xuất bán cho các nhà hàng, quán ăn lớn tại thị trường TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài yếu tố lượng mưa thì hiện nay do việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan cũng là nguyên nhân làm lượng cua khan hiếm.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù đang trong thời điểm nước lũ từ các sông thượng nguồn đổ về nhưng hiện nhiều nông dân tỉnh Hậu Giang đã vệ sinh đồng ruộng và xuống giống lúa Đông xuân sớm năm 2015 - 2016 được hơn 5ha; trong 3 - 4 ngày tới, diện tích sẽ tăng lên khoảng 15ha.

“Tìm những giải pháp cụ thể và đề xuất các cơ chế chính sách đặc thù, phù hợp với điều kiện ở từng địa phương để tổ chức nhân rộng cánh đồng lớn trong những năm tới”, là nội dung chính tại buổi hội thảo chuyên đề “Thực trạng và giải pháp nhân rộng cánh đồng lớn”.

Ông Hinh là người đầu tiên trong xã mạnh dạn trồng thử nghiệm 100 cây mít không hạt. Toàn bộ số cây giống, ông Hinh mua tại tỉnh Tiền Giang với giá 50.000 đồng/cây, trú tại thôn 2, xã Đồng Tuyển, TP Lào Cai.

Khoảng tháng nay có rất nhiều công ty ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội đến đặt vấn đề mua chôm chôm, số lượng khoảng 600 - 700 kg/tuần để xuất sang các thị trường Châu Âu. Tuy nhiên, do hiện tại chôm chôm hết mùa nên “HTX hẹn hợp đồng vào tháng 11 tới”.

Năm 2015 này, tổng nguồn vốn Quảng Nam phân bổ cho các địa phương để xây dựng NTM là gần 328,4 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư phát triển hơn 307 tỷ đồng và vốn sự nghiệp xấp xỉ 21,4 tỷ đồng.