TBR 225 chống chịu tốt

Ông Nguyễn Xuân Bảy, trú tại xóm Đồng Tâm, xã Nghĩa Hoàn nói: "Tôi làm TBR 225 đến nay đã 2 vụ. Vụ xuân 2014 mua thóc thịt về làm giống mà vẫn đạt 3 tạ/sào.
Vụ này tham gia mô hình với bà con, ruộng của tôi vẫn đạt gần 3 tạ/sào. Bông to, dài, tỷ lệ hạt chắc cao cây cứng và nhất là gạo ngon nên đề nghị huyện cơ cấu sớm để bà con mở rộng SX".
Ông Hà Xuân Niệm, Chủ nhiệm HTXNN Nghĩa Hoàn cho biết, cánh đồng Cựa có trên 50 ha đất 2 lúa thì bà con gieo cấy tới 40 ha lúa TBR 225. Vụ xuân vừa rồi đạt năng suất 3,5 tạ/sào (500 m2). Vụ thu mùa này, cũng đạt trên dưới 3 tạ/sào. TBR 225 đẻ nhánh khỏe, kháng bệnh đạo ôn tốt, năng suất cao, chất lượng gạo ngon, cơm dẻo. Mặc dù thời tiết âm u kéo dài, TBR 225 chỉ nhiễm nhẹ bệnh khô vằn.
"Giống lúa TBR 225 vẫn chưa được cơ cấu SX đại trà tại huyện Tân Kỳ, nhưng bà con chúng tôi vẫn mua giống này về SX từ năm 2013 đến nay. Vụ nào TBR 225 cũng cho năng suất cao. Bởi vậy đề nghị UBND huyện sớm cơ cấu giống lúa này để bà con có điều kiện đưa ra SX đại trà", ông Niệm đề xuất.
Chị Đặng Thị Vân, Phó phòng NN-PTNT huyện Tân Kỳ cho biết, mô hình làm tại nhiều xã, riêng xã Nghĩa Hoàn chỉ làm trong phạm vi 10 ha, diện tích còn lại do dân tự làm. Qua theo dõi thấy TBR 225 có thời gian sinh trưởng 103 ngày. Mật độ cấy trung bình 49 khóm/m2, mỗi khóm có số bông hữu hiệu bình quân 6,1 bông. Do đầu tư thấp nên năng suất thực thu tại mô hình chỉ đạt 54,7 tạ/ha. Tuy nhiên vẫn cao hơn giống lúa đối chứng gần 5 tạ/ha".
Ông Bùi Nguyên Hùng, chuyên gia kỹ thuật của TBS khuyến cáo, đối với các tỉnh Bắc Trung bộ, giống lúa này chỉ nên cấy trong vụ xuân muộn (gieo từ 15 - 25/1, cấy khi cây mạ được 3 - 3,5 lá) và vụ mùa (gieo 20 - 30/5, cấy khi mạ được 10 - 12 ngày tuổi). TBR 225 có bộ lá dày, đứng, nhiều lông tơ. Lúa trỗ thoát nhanh có màu xanh hơi vàng.
"Tại xã Nghĩa Hoàn, bà con bón thừa phân ure nên lúa đã chín mà lá vẫn còn xanh. Ruộng làm mô hình có tầng canh tác mỏng lại pha cát nên phải có quy trình chăm bón riêng. Cách bón trên mô hình chưa cân đối, trong đó lượng đạm nhiều hơn kali và lân (P2O5 thiếu tới 50%; K2O thiếu khoảng 1,5 kg/sào).
Bởi vậy, mỗi sào Trung bộ bón lót 100% phân chuồng + 20 kg NPK, cần tăng thêm 1 kg kali. Bón thúc hết toàn bộ lượng phân vô cơ còn lại vào thời điểm trước và trong khi lúa đẻ nhánh. Không bón thúc sau khi lúa có lá đòng, cho dù lá có màu xanh hơi vàng. Làm được như vậy thì năng suất lúa sẽ tăng lên đáng kể, tỷ lệ hạt lép giảm, đồng thời hạn chế được sâu bệnh, nhất là bệnh đạo ôn", ông Hùng khuyến cáo.
Ông Nguyễn Văn Hoa, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Kỳ cho rằng, TBR 225 có tiềm năng năng suất cao, chịu thâm canh, cơm dẻo, ngon và có mùi thơm. TGST trung bình (103 ngày) là phù hợp với điều kiện sinh thái trên địa bàn. Theo nguyện vọng của bà con, huyện sẽ đưa vào cơ cấu trong các năm tới".
Có thể bạn quan tâm

Tỉnh Ninh Bình đang ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô để nhân giống khoai sọ bản địa nhằm chủ động nguồn giống sạch bệnh đáp ứng nhu cầu sản xuất. Khoai được trồng thí điểm tại Hợp tác xã Nông nghiệp Yên Quang, huyện Nho Quan.

Để từng bước nâng cao hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản, thạc sĩ Trần Văn Hận, Chủ nhiệm Khoa Thủy sản, Trường đại học Cần Thơ phối hợp với Trung tâm giống thủy sản An Giang triển khai thực nghiệm thành công đề tài “Xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa nâng cao năng suất và lợi nhuận” tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

Để góp phần phát triển ngành nông nghiệp bền vững, tỉnh Long An đã quy hoạch các vùng chuyên canh nuôi trồng thủy sản theo hướng toàn diện. Các vùng chuyên canh nuôi thủy sản gồm: Tôm nước lợ (vùng hạ của tỉnh) và vùng cá nước ngọt (tập trung vùng Đồng Tháp Mười).

Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn cho rằng, việc ND trả lại ruộng là cực chẳng đã và để giải quyết việc này, chúng ta phải chủ động giảm diện tích đất lúa xuống.

Trên thị trường giá thực phẩm tiếp tục giảm, trong khi giá "đầu vào" vẫn tăng, khiến cho các hộ chăn nuôi lại rơi vào hoàn cảnh khó khăn hơn bao giờ hết.