CPI tháng 9 giảm 0,21% so với tháng trước

CPI bình quân 9 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm trước tăng 0,74%, thấp nhất trong 10 năm trở lại đây.
Riêng trong tháng 9/2015, trong tổng số 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 7 nhóm tăng, bao gồm: Đồ uống và thuốc lá tăng 0,1%;
May mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,21%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,07%;
Thuốc lá và dịch vụ y tế tăng 0,43%; Giáo dục tăng 1,24%; Văn hóa giải trí và du lịch tăng 0,03%;
Hàng hóa và các dịch vụ khác tăng 0,19%.
Có 4 nhóm hàng hóa và dịch vụ giảm, bao gồm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,13%;
Nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,68%; Giao thông giảm 3,17%; Bưu chính viễn thông giảm 0,07%.
Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, CPI tháng 9 giảm chủ yếu do các nguyên nhân:
Giá xăng được điều chỉnh giảm vào các ngày 19/8 và 3/9, trong đó giá xăng giảm 1.970 đồng/ lít, giá dầu diezel giảm 550 đồng/ lít, giá dầu hỏa giảm 830 đồng/ lít. Xăng dầu giảm làm cho nhóm giao thông giảm 3,17% góp phần giảm CPI chung của tháng 9 là 0,28%.
Từ ngày 1/9/2015 giá gas trong nước cũng điều chỉnh giảm 12.000 đồng/ bình 12 kg. Mức giá phổ biến ở mức 270.000 đồng/ bình 12 kg. Đây là lần thứ 4 liên tiếp giá gas liên tục giảm nhẹ với tổng mức giảm là 37.500 đồng/ bình 12kg.
Thời tiết chuyển mùa thu nên nhu cầu sử dụng điện giảm làm chỉ số điện sinh hoạt giảm 0,32%. Bên cạnh đó, giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm giảm nhẹ do nguồn cung dồi dào, cùng với giá xăng dầu giảm làm chi phí vận chuyển giảm nên chỉ số lương thực, thực phẩm giảm 0,14%.
Các yếu tố làm tăng CPI chủ yếu là do 25 tỉnh, thành phố Trung ương tăng học phí và nhu cầu tiêu dùng sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh vào đầu năm học mới tăng cao làm cho chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 1,24%, đóng góp vào CPI chung 0,07%.
Giá dịch vụ y tế một số tỉnh được điều chỉnh tăng theo lộ trình của Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 29/2/2012 làm cho chỉ số giá dịch vụ y tế cả nước tăng 0,5% so với tháng trước.
Tổng cục Thống kê nhận định, lần đầu tiên trong 10 năm trở lại đây, CPI tháng 9 giảm so với tháng trước. CPI tháng 9/2015 so với tháng 12 năm trước cũng tăng thấp nhất trong 10 năm qua với mức tăng dưới 1%.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 7-7, trao đổi với phóng viên Báo SGGP, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) Nguyễn Huy Điền khẳng định, không có chuyện Việt Nam ồ ạt nhập tôm nguyên liệu, “sản xuất thì ít mà xuất khẩu nhiều” như tin đồn vừa qua.

Nhìn thấy lợi nhuận thu được từ các hộ nuôi tôm hùm thời gian qua, từ đầu năm đến nay nhiều người dân ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã đua nhau đầu tư tiền tỷ để mua vật liệu làm bè và mua tôm giống thả nuôi với hy vọng đổi đời.
Tại tỉnh Khánh Hòa, tình trạng nắng nóng liên tục kéo dài đã gây ảnh hưởng lớn cho ngành nông nghiệp. Bên cạnh những thiệt hại về cây trồng do thiếu nước tưới, nắng nóng còn khiến cho một số diện tích tôm nuôi vụ 2 trên địa bàn tỉnh bị thất thu. Chỉ tính riêng trong tháng 6, toàn tỉnh có gần 80 ha tôm nuôi bị thiệt hại hoàn toàn.

Theo Chi cục Thủy sản Hà Nội, thực hiện chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS), hằng năm thành phố bố trí 15 - 20 tỷ đồng cho phát triển vùng thủy sản tập trung, bảo đảm môi trường không dịch bệnh và an toàn thực phẩm. Đến nay, toàn thành phố có 70 - 80 vùng nuôi có quy mô từ 30 đến 200ha, hơn 1.000 trang trại nuôi thủy sản kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm, 19 cơ sở sản xuất giống, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu về giống cho người nuôi.

Hiện nay, giá cá điêu hồng nuôi bè ven sông Tiền thuộc địa phận tỉnh Tiền Giang được các thương lái thu mua với giá từ 35.500 - 36.500 đồng/kg, tăng 1.500 đồng/kg so với hơn nửa tháng trước. Với giá này, nông dân nuôi cá điêu hồng trên bè lãi từ 17 - 23 triệu đồng/bè sau 6 tháng nuôi. Đây là mức lãi khá cao giúp người nuôi cá điêu hồng làng bè yên tâm đầu tư tái sản xuất cho vụ cá điêu hồng nuôi bè sắp tới.