Công Ty Tôm Đầu Tiên Của Châu Á Đạt Chứng Nhận ASC

Quốc Việt trở thành công ty tôm đầu tiên tại châu Á và thứ 2 trên thế giới được Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC) chứng nhận.
Thành lập từ năm 1996, năm 2013, Quốc Việt sản xuất 15.000 tấn tôm. Công ty đặt mục tiêu sản xuất 20.000 tấn trong năm 2014 và năm 2015 đạt 25.000 tấn. Việc mở rộng quy mô sản xuất đi cùng với mở rộng quy mô nhà máy.
Sản phẩm tôm của Quốc Việt được XK sang Mỹ, Nhật Bản, EU, Úc, Canada, Hàn Quốc và các thị trường khác. Công ty đang hợp tác với WWF Việt Nam để hỗ trợ các trại nuôi tôm quy mô nhỏ nhằm đạt được chứng nhận ASC.
“Chúng tôi hiểu tầm quan trọng của hệ thống nuôi có trách nhiệm với tác động tối thiểu đến môi trường và xã hội. Với chứng nhận ASC, chúng tôi sẽ có thể chứng minh cho khách hàng của mình thấy trại nuôi của chúng tôi được quản lý một cách có trách nhiệm. Chứng nhận ASC mang lại những cơ hội mới.”- theo ông Ngô Quốc Tuấn, phó chủ tịch Quốc Việt.
Chúc mừng thành công của Quốc Việt, Chris Ninnes, giám đốc điều hành ASC cho biết: ”Việc có được công ty đầu tiên của châu Á đạt chứng nhận ASC là một bước tiến. Việt Nam là nước XK tôm lớn thứ 3 trên thế giới, với khoảng 90% lượng tôm sản xuất để xuất khẩu."
Bộ tiêu chuẩn ASC dựa trên 4 nền tảng chính là môi trường, xã hội, an sinh động vật và an toàn thực phẩm. Chứng nhận theo tiêu chuẩn ASC là sự xác nhận cấp quốc tế đối với tôm Quốc Việt được nuôi có trách nhiệm, giảm thiểu tối đa tác động xấu lên môi trường, hệ sinh thái, cộng đồng dân cư và đảm bảo tốt các quy định về lao động.
Sản phẩm tôm của vùng nuôi theo tiêu chuẩn ASC ngoài làm tăng giá bán còn giúp sản phẩm tôm Quốc Việt vượt qua các hàng rào kỹ thuật và dễ dàng thâm nhập vào các thị trường lớn như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản....
Công ty hiện đã bắt đầu bán sản phẩm tôm đạt chứng nhận ASC trong đó có nhiều sản phẩm giá trị gia tăng như tôm tẩm bột, Nobashi.... sang các thị trường như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Úc.... và tiến tới sẽ mở rộng sang nhiều thị trường khác.
Quốc Việt hiện có 2 nhà máy chế biến tôm. Một nhà máy mới xây và đi vào hoạt động trong năm nay chuyên sản xuất sản phẩm tôm giá trị gia tăng. Một nhà máy vừa được nâng cấp với tổng vốn đầu tư trên 7 triệu USD.
Tổng công suất chế biến tôm của 2 nhà máy lên tới 30.000 tấn tôm thành phẩm/năm với công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt và khắt khe nhất của thị trường quốc tế. Trong 9 tháng đầu năm nay, kim ngạch XK tôm của Quốc Việt đạt 150 triệu USD, ước tính cả năm 2014 kim ngạch đạt 200 triệu USD.
Có thể bạn quan tâm

Chiều ngày 2-1-2015, các trại nuôi gà ta ấp 7, xã Bình Sơn (huyện Long Thành - Đồng Nai) cho biết, khoảng 3 ngày nay, giá gà ta bán tại trại từ 58-68 ngàn đồng/kg, tăng gần 10 ngàn đồng/kg so với cách đây gần 1 tuần. Trong đó, gà trống khoảng 58-60 ngàn đồng/kg, gà mái 66-68 ngàn đồng/kg. Giá gà trong dịp tết dương lịch năm nay thấp hơn tết dương lịch 2014 khoảng 10 ngàn đồng/kg.

Trạm bảo vệ thực vật các huyện Phước Long, Hồng Dân, Vĩnh Lợi tổ chức ra quân phòng trừ rầy nâu, hướng dẫn nông dân phun thuốc trừ rầy theo phương pháp “4 đúng”. Sau khi phun xịt thuốc, bà con nên kiểm tra lại nhằm đảm bảo phòng trừ rầy nâu đạt hiệu quả, bảo vệ các trà lúa Tài nguyên và lúa trên đất lúa - tôm.

Thực hiện kế hoạch phát triển vùng mía nguyên liệu, hàng năm UBND huyện phối hợp với Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương, tập trung điều tra, khảo sát diện tích đất có thể trồng được mía để lập kế hoạch và chỉ đạo các đơn vị, các xã vùng nguyên liệu mía triển khai thực hiện theo kế hoạch đề ra.

Theo Tổng cục Thống kê, tính thời điểm 1-10-2014 tổng đàn bò của cả nước là 5,24 triệu con, tăng 1,5%, đàn heo là 26,8 triệu con tăng gần 2%, còn đàn gia cầm là 327,7 triệu con, tăng gần 3,2% so với năm 2013. Đối với thủy sản nuôi gồm cá tra, tôm (sú và thẻ chân trắng, hải sản…) là gần 3,4 triệu tấn, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2013.

Từ quyết tâm thoát nghèo, bằng ý chí và nghị lực kiên cường, chị Lâm Thị Nụ, tiểu khu 2, thị trấn Cao Phong (Cao Phong - Hòa Bình) đã mạnh dạn đầu tư vào cây cam. Vượt qua những khó khăn và thất bại, sau 10 năm gắn bó, cây không phụ lòng người, giúp gia đình chị thoát nghèo và trở thành tỷ phú.