Công Ty Nhật Bản Khảo Sát Thực Địa Dự Án Trồng Tre Tại Vĩnh Thạnh

Trong 2 ngày 25 và 26.2, ông Ota Noriya, Giám đốc Công ty TNHH Ota (Nhật Bản) dẫn đầu đoàn công tác đã làm việc với lãnh đạo huyện Vĩnh Thạnh, khảo sát thực địa và tìm cơ hội triển khai Dự án trồng tre lấy bẹ mo.
Đoàn đã giới thiệu quy trình trồng tre, thu hoạch bẹ mo tre làm sản phẩm cao cấp gói đựng thực phẩm, khảo sát thực địa tại khu vực rừng các xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Kim (ảnh), tìm hiểu về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng huyện miền núi Vĩnh Thạnh. Lãnh đạo huyện Vĩnh Thạnh thông báo các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư của tỉnh nói chung và huyện Vĩnh Thạnh nói riêng, cung cấp các thông tin cơ bản mà đoàn có nhu cầu.
Sau 2 ngày làm việc, Công ty TNHH Ota và huyện Vĩnh Thạnh đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về hợp tác triển khai dự án trồng tre tại Vĩnh Thạnh.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2012, dịch cúm A H5N1 xảy ra ở một số loài gia cầm trên địa bàn huyện như gà, vịt, ngan, ngỗng, gây thiệt hại nặng cho người chăn nuôi và giảm về số lượng tổng đàn.

Thời gian gần đây, tại xã Ea Nuôl (huyện Buôn Đôn - Dak Lak) đã xảy ra tình trạng tiêu chết hàng loạt khiến bà con trồng tiêu lo lắng.

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vụ đông 2013, xã Xuân Lộc (Hậu Lộc - Thanh Hóa) đã vận động các hộ dân trong xã thực hiện chuyển đổi 25 ha diện tích đất 2 lúa và đất trồng ngô kém hiệu quả sang trồng giống dưa chuột.

Vui mừng hơn nữa là ớt hái đến đâu đều được thương lái và các chủ vựa thu mua đến đó, nên việc thu hoạch và bán cũng diễn ra rất thuận lợi.

Theo báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp và PTNT, ở mỗi hecta lúa tham gia mô hình cánh đồng lớn, người sản xuất có thể thu lời thêm từ 2,2- 7,5 triệu đồng. Chi phí sản xuất giảm được từ 10- 15%, trong khi giá trị sản lượng tăng 20 - 25%.