Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Công Tác Khuyến Nông Đang Manh Mún

Công Tác Khuyến Nông Đang Manh Mún
Ngày đăng: 21/02/2012

Chế độ cho cán bộ khuyến nông vẫn thấp, tổ chức triển khai cơ chế chính sách và phương thức quản lý khuyến nông ở địa phương còn nhiều khó khăn, lúng túng... là thực tế mà ngành này đang phải đối mặt.
1 khuyến nông viên “gánh” 280 hộ

Theo TS Phan Huy Thông - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, tính đến cuối năm 2011, tổng số cán bộ, khuyến nông viên ở các địa phương cả nước là 34.747 người, tăng 3% so với năm 2010. Bình quân cứ 280 hộ sản xuất nông lâm, ngư nghiệp có 1 cán bộ khuyến nông (KN).
Theo Nghị định 02, mỗi cấp xã thuộc địa bàn khó khăn có ít nhất 2 khuyến nông viên cơ sở (KNVCS), các xã còn lại có ít nhất 1 KNVCS. Tổng số KNVCS cấp xã tính đến ngày 31.12.2011 là 11.232 người, tăng 21% so với năm 2010.

Tuy vậy, ông Thông cho biết, hiện vẫn còn 11 tỉnh chưa có mạng lưới KNVCS cấp xã như: Sơn La, Thái Nguyên, Hải Phòng, Phú Yên, Bình Thuận, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sóc Trăng, An Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh và một số tỉnh chưa đủ số lượng theo quy định. "Ngân sách các địa phương còn khó khăn chưa bố trí được kinh phí để trả lương, phụ cấp cho KNVCS"- ông Thông lý giải.
Báo cáo của các địa phương cho thấy, chỉ có 8/63 tỉnh, thành thực hiện trả lương cho cán bộ KN cấp xã theo ngạch bậc đào tạo; còn lại các tỉnh trả theo phụ cấp ở các mức từ 100.000 - 1.000.000 đồng/người/tháng.

Tổng kinh phí KN năm 2012 của Bộ NNPTNT là 248,6 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2011. Trung tâm KN Quốc gia đã phối hợp với 10 viện ở các vùng triển khai xây dựng mô hình KN ở 11 xã điểm xây dựng nông thôn mới với tổng kinh phí 5,5 tỷ đồng.
Nhiều nơi, do phụ cấp thấp nên KNVCS phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ hoặc phải tham gia làm dịch vụ và trực tiếp sản xuất để đảm bảo đời sống. "Mặc dù là đội ngũ tiên phong trong việc hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất, tiến bộ khoa học đến với nông dân, nhưng thực tế các KNVCS chưa được đánh giá xứng đáng" - ông Ma Quang Trung - Giám đốc Sở NNPTNT Lào Cai chia sẻ.

Lúng túng trong thực thi
Cơ chế, chính sách KN mặc dù được đánh giá có chuyển biến rõ rệt trên phạm vi rộng đối với một số lĩnh vực sản xuất quan trọng, nhưng việc tổ chức triển khai thực hiện vẫn còn cho thấy nhiều bất cập, lúng túng.

Theo đánh giá chung, các tổ chức KN địa phương chưa mạnh dạn, tự tin xây dựng các dự án KN gửi về T.Ư để đăng ký xét chọn đơn vị chủ trì. Hơn nữa, quy mô và phương thức hỗ trợ xây dựng các mô hình trình diễn còn mang tính bình quân, dàn trải nên manh mún.
Đặc biệt, TS Thông cho rằng, phương pháp tiếp cận KN chậm đổi mới, còn mang nặng tính áp đặt, thiếu đồng bộ giữa các khâu trong quá trình sản xuất; phương thức tổ chức KN theo nhóm, KN cộng đồng, KN theo chuỗi giá trị sản phẩm còn hạn chế. “Cần sửa đổi Nghị định 02 theo hướng phân biệt rõ quy mô và cơ chế hỗ trợ KN cho 2 phương thức sản xuất: KN cho người sản xuất nhỏ và KN cho người sản xuất theo hướng hàng hóa" - TS Thông kiến nghị.

Thẳng thắn nhìn nhận một số cơ chế chính sách KN còn làm cho ngành này bối rối và lúng túng trong quá trình thực thi, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho rằng, diện tích đất và lao động trong nông nghiệp ngày càng giảm, vì thế cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ mới, tạo bước đột phá trong sản xuất nhằm cải thiện đời sống người dân. "Tái cơ cấu nông nghiệp, trong đó nhất thiết phải tái cơ cấu hệ thống KN"- ông Phát khẳng định.

Có thể bạn quan tâm

Hàng Thủy Sản Trong Nước Có Hay Không Việc Sử Dụng Chất Cấm? Hàng Thủy Sản Trong Nước Có Hay Không Việc Sử Dụng Chất Cấm?

Trong khi thủy sản xuất khẩu phải đáp ứng các rào cản khắt khe về an toàn vệ sinh thì thủy sản tiêu thụ trong nước lại gần như không bị ràng buộc rào cản nào.

11/04/2014
500 Hộ Chăn Nuôi Sẽ Được Cấp Giấy Chứng Nhận Viet GAHP 500 Hộ Chăn Nuôi Sẽ Được Cấp Giấy Chứng Nhận Viet GAHP

Theo ông Phan Minh Báu, Giám đốc Ban Quản lý Dự án Lifsap Đồng Nai, trong năm 2014, ban quản lý sẽ phối hợp với các ban, ngành liên quan lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá cấp chứng nhận VietGAP cho khoảng 500 hộ áp dụng quy trình GAHP (quy trình thực hành chăn nuôi tốt) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

11/04/2014
Ngã Năm (Sóc Trăng) Kiểm Soát Tốt Đàn Vịt Chạy Đồng Ngã Năm (Sóc Trăng) Kiểm Soát Tốt Đàn Vịt Chạy Đồng

Hiện nay, huyện Ngã Năm (Sóc Trăng) đã thu hoạch gần 70% diện tích lúa đông xuân; theo đó, đàn vịt của địa phương chạy đồng nơi khác cũng trở về khá đông, chính quyền và ngành chức năng đang tiến hành kiểm soát chặt chẽ số đàn vịt trên địa bàn

11/04/2014
Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Vịt Khép Kín Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Vịt Khép Kín

Ông Hồ Văn Ngọ, ở thôn Hoài Nhơn (xã Phước Hậu, Ninh Phước - Ninh Thuận) được người dân trong xã nhắc tới bằng cái tên “vua vịt” bởi mỗi năm, ông thu về hàng trăm triệu đồng nhờ mô hình nuôi vịt khép kín: Nuôi vịt đẻ lấy trứng, ấp trứng, bán vịt con...

11/04/2014
Làm Giàu “Chậm Mà Chắc” Với Chăn Nuôi Gia Công Làm Giàu “Chậm Mà Chắc” Với Chăn Nuôi Gia Công

Về thôn Tiên Xá, xã Hạp Lĩnh, thành phố Bắc Ninh, chúng tôi được ông chủ trang trại Ngô Văn Tốn hồ hởi giới thiệu khu chăn nuôi hiện đại, khép kín với hơn 1000 con lợn nái chăn nuôi gia công cho Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. 10 năm qua, sự liên kết với doanh nghiệp này đã giúp ông Tốn có thể “bình tĩnh” trước những cơn biến động giá của thị trường.

11/04/2014