Công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Song Chuột

Đồng thời, công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Song Chuột đã được áp dụng cho các cơ sở sản xuất giống và nuôi cá biển trên phạm vi toàn quốc.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực thủy sản, áp dụng quy trình nuôi cá Song Chuột thương phẩm sẽ giảm giá thành nuôi và đạt hiệu quả kinh tế. Theo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của quy trình công nghệ này, tỷ lệ thành thục của cá cái đạt 91,8% và cá đực là 94,6%; tỷ lệ sống của cá giai đoạn từ cá bột lên cá hương từ 3,5 đến 6,2%; tỷ lệ sống của cá giai đoạn từ cá hương lên cá giống hơn 70%; cá giống 90 ngày tuổi có tổng chiều dài từ 7,5 đến 9cm. Cá Song Chuột sau thời gian nuôi 15 tháng, từ cỡ cá giống đến kích cỡ cá thương phẩm, đạt hơn 0,5kg; tỷ lệ sống hơn 66%.
Áp dụng quy trình nuôi thương phẩm của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, cá Song Chuột ở thị trường Việt Nam có giá 700 đến 900 nghìn đồng/kg, rẻ hơn nhiều so với thị trường Trung Quốc, nơi cá Song Chuột được bán với giá hơn 100 USD/kg.
Có thể bạn quan tâm

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, trong tổ chức lại SX cần đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, hình thức hợp tác liên kết. Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách đổi mới và phát triển kinh tế tập thể. Song thẳng thắn mà nói, nhìn chung đến nay có thể đánh giá HTXNN hoạt động chưa thực sự sôi động, hiệu quả. Đây là điều trăn trở của mỗi chúng ta.

Đó là chủ đề của Ngày lương thực thế giới năm nay. Một thông điệp hết sức có ý nghĩa, tôn vinh giá trị người nông dân SX lúa gạo trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.

Trung tâm IDC sẽ tập trung nghiên cứu, phát triển, sáng tạo những sản phẩm chất lượng trong ngành sôcôla, bánh mì, bánh ngọt cung cấp cho khu vực Đông Nam Á và thế giới. IDC ra đời sẽ đem lại lợi ích thiết thực đảm bảo nguồn thu nhập tốt cho nông dân trồng ca cao.

Theo Bộ NN-PTNT, sau khi dừng NK nhiều mặt hàng nông sản, đặc biệt là các sản phẩm chăn nuôi từ Mỹ và EU và Canada, Nga đang chuyển hướng mở cửa NK nông sản từ một số thị trường khác, trong đó có Việt Nam (VN). Đây là cơ hội lớn cho XK nông sản nước ta, đặc biệt với ngành chăn nuôi vốn đang gặp rất nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ.

Mối liên kết SX, tiêu thụ lúa hàng hóa giữa DNTN Thành Khiêm (TP Rạch Giá, Kiên Giang) và HTX Nông nghiệp 41 (xã Phi Thông, TP Rạch Giá) đến nay đã được hơn 5 năm và diện tích ngày càng mở rộng. Mối liên kết này bắt đầu được thực hiện từ vụ ĐX 2008-2009, với diện tích thí điểm ban đầu là 10 ha, với 7 xã viên tham gia.