Công Nghệ Nuôi Gà Mới Ở Công Ty Thái An Ở Bình Định

Công ty TNHH Thái An (tại xã Nhơn Mỹ, thị xã An Nhơn - Bình Định, viết tắt là Công ty Thái An), chuyên nuôi gà thương phẩm và gà giống vừa đầu tư 2 dây chuyền tự động tải thức ăn nuôi gà. Hệ thống được lập trình sẵn, giúp giảm nhiều lao động, tăng lợi nhuận cho người nuôi gà theo phương thức công nghiệp.
Hệ thống tải thức ăn tự động cho gà mà Công ty vừa đầu tư lắp đặt trị giá khoảng 500 triệu đồng, được bố trí trong 2 nhà nuôi (block, mỗi block 1.700 m2). Mỗi dãy được kết nối bởi một đường ống dài đúng theo chiều dài của block. Phía dưới mỗi đường ống, hàng trăm máng ăn được lắp đặt. Máng uống cũng được lắp đặt thành 8 dãy song song với máng ăn, có máy đẩy áp lực cung cấp nước sạch thường xuyên cho gà… Tất cả đều được điều khiển tự động với chương trình đã được lập trình, chỉ cần ấn nút trên bảng điều khiển, thức ăn sẽ được tải đến tận máng ăn cho gà, theo định lượng, giờ giấc định sẵn.
Trước đây, Công ty Thái An nuôi gà gia công cho Công ty CP Thái Lan. Sau khi chấm dứt nuôi gia công, Công ty đầu tư cải tạo hệ thống chuồng cũ, xây thêm chuồng mới. Với 8 block chuồng, Công ty nuôi 140 ngàn con gà ta, lấy trứng giống. Từ nguồn trứng giống này sẽ được cho ấp nở để ra gà giống nuôi thương phẩm.
Chuồng trại của Công ty có hệ thống làm mát bằng hơi nước, có bạt che kín xung quanh, điều khiển hoàn toàn tự động. Với dạng chuồng nuôi kín, hệ thống cho ăn tự động, điều tiết được nhiệt độ, độ ẩm… nên gà ít nguy cơ dịch bệnh, mau lớn. Ông Lý Bảo, Giám đốc Công ty Thái An, cho biết: “Tuy tốn kém ban đầu nhưng hệ thống tải thức ăn tự động rất tiện ích, giảm được công lao động. Mỗi block nuôi gần 12.000 con gà ta, cần đến 16 công nhân, sau khi lắp đặt hệ thống tải thức ăn tự động thì chỉ cần 4 người. Ít tiếp xúc với gà, thì nguy cơ dịch bệnh lây truyền cũng giảm xuống khá nhiều”.
Có thể bạn quan tâm

Sau hơn 2 tháng triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP, các cấp ngành và địa phương liên quan trong tỉnh đang tích cực vào cuộc nhằm hiện thực hóa những con tàu vỏ thép cho ngư dân. Tuy nhiên hậu cần nghề cá để đội tàu xa bờ vươn khơi hiệu quả còn tồn tại nhiều hạn chế cần kịp thời tháo gỡ.

Với tình hình giá cả xuống thấp như hiện nay, người trồng cà phê ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đang tăng cường sử dụng các phương tiện cơ giới trong một số công đoạn sản xuất và chế biến để tiết giảm tối đa chi phí đầu tư cho vườn cây, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Những năm qua, tỉnh Quảng Trị có nhiều giải pháp huy động nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới (NTM) nên bộ mặt nông thôn nhiều nơi khởi sắc. Tuy ở một số địa phương còn khó khăn trong thực hiện các tiêu chí về xây dựng NTM, nhưng với sự chung tay, góp sức của chính quyền, người dân tỉnh Quảng Trị đang nỗ lực phấn đấu sớm thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM.

Thời gian qua, đã có không ít hộ nông dân trên địa bàn huyện Hoằng Hóa thoát nghèo và có thu nhập khá, thậm chí vươn lên làm giàu nhờ phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản (NTTS), góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Nhưng, giờ đây, những hình ảnh đó đã dần đi vào quá khứ. Bà Hứa Thị Ngãi, xã Nguyệt Ấn (Ngọc Lặc), cho biết, thế hệ các cô gái trẻ hiện nay gần như không biết dệt thổ cẩm, bởi một phần do nhu cầu sử dụng sản phẩm thổ cẩm của bà con không còn nhiều như trước, họ lựa chọn các sản phẩm may sẵn, vừa tiện lợi, đẹp, rẻ mà lại hợp với xu thế.