Công Nghệ Chế Biến Thực Phẩm Gia Tăng Giá Trị Cho Ngành Cá Việt Nam

Ngày 16/10, tại Khách sạn Iris (TP.Cần Thơ), Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ (VCCI) phối hợp với Hiệp hội cá tra Việt Nam tổ chức Hội thảo công nghệ chế biến thực phẩm gia tăng giá trị cho ngành cá Việt Nam.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng việc nâng cao giá trị cho ngành cá hiện nay cần hoàn thiện hệ thống công nghệ chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, tập trung vào 4 vấn đề chính: tổ chức sản xuất ngành cá tra theo chuỗi giá trị gia tăng; chuyển dịch cơ cấu và đa dạng hóa sản phẩm, chế biến phụ phẩm cá tra thành các sản phẩm thực phẩm và phi thực phẩm có giá trị; đầu tư công nghệ và thiết bị sản xuất hiện đại; giảm tỷ lệ sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh.
Theo đó, các đại biểu đánh giá, ngành cá Việt Nam cần đi sâu vào công nghệ chế biến các sản phẩm giá trị nhằm cung cấp trực tiếp đến người tiêu dùng các sản phẩm ăn nhanh. Từ đó, sẽ đẩy mạnh việc sản xuất những sản phẩm mới là thức ăn liền từ cá, làm tăng tiêu thụ nguồn nguyên liệu. Đây là hướng đi chính trong thời gian tới để nâng cao thu nhập cho người nuôi cá.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản, tăng hiệu quả kinh tế và hạn chế dịch bệnh trên ao nuôi tôm kém hiệu quả, năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Bình đã thực hiện mô hình Nuôi cá chim vây vàng tại hồ nuôi ở xã Hạ Trạch (Bố Trạch) và phường Quảng Thuận (thị trấn Ba Đồn). Sau hơn 4 tháng nuôi, mô hình đã đạt được hiệu quả bước đầu.

Thông qua huấn luyện kỹ thuật của Trạm Khuyến nông Tân Châu và hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông An Giang, nông dân các xã, phường ở Tân Châu ứng dụng thành công các mô hình chăn nuôi theo phương pháp an toàn sinh học, hạn chế được dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và môi trường trên địa bàn dân cư được cải thiện tốt hơn.

Người trồng ca cao ở Tây Nguyên đang phấn khởi vì giá bán liên tục tăng, trong khi vụ thu hoạch đang bắt đầu với chất lượng tăng và năng suất ổn định. Trong 1 tháng trở lại đây, giá ca cao hạt khô ở Tây Nguyên dao động từ 58.000 – 64.000 đồng/kg, cao hơn cùng kỳ năm ngoái khoảng 10.000 đồng/kg.

Quỳnh Lưu (Nghệ An) là huyện có truyền thống nuôi trồng thủy sản, dù các hộ đã trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết nhưng vẫn lao tâm khổ tứ vì dịch bệnh.

Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Cần Giờ trong đó nghề nuôi trồng thủy sản vẫn chiếm vai trò chủ lực, trong đó con tôm vẫn là đối tượng nuôi chính. Từ năm 2013, để đa dạng hóa các đối tượng nuôi Trung tâm Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh đã triển khai đầu tư một số mô hình nuôi cua bằng con giống nhân tạo và kết quả mang lại rất khả quan.