Công Lớn Nhờ Chú Danh

Những năm gần đây, ND ấp Thới Phước 1 (Tân Thạnh, Thới Lai, Cần Thơ) ngoài 2 vụ lúa còn có thêm thu nhập từ trồng dưa hấu. Bà con bảo: “Công lớn là nhờ chú Danh”.
Người mà bà con nhắc đến đó là ông Trần Công Danh, người đầu tiên trồng dưa hấu của ấp và đã có thâm niên trên 10 năm gắn bó với cây dưa. Nói chuyện với ông Danh chưa đầy 30 phút chúng tôi đã thấy có nhiều người gọi điện nhờ ông tư vấn cho ruộng dưa của mình.
Ông Danh cho biết: “Năm 2001, tui bắt đầu trồng 4 công dưa hấu. Năm đầu mỗi công thu hơn 4 tấn. Sang năm thứ hai, tui mở rộng diện tích và chia sẻ kinh nghiệm trồng cho 2 người khác trong xóm, giờ thì nhiều người trồng dưa rồi. Hiện, gia đình tui có 26,5 công trồng dưa hấu, chủ yếu là giống dưa Bảo Long super 1084. Trừ chi phí, mỗi công thu lãi 13-15 triệu đồng. Tui trồng thêm giống dưa hắc mỹ nhân 388”.
Theo ông Danh, trồng dưa đỡ cực hơn, thu nhập cao hơn trồng lúa, đầu ra cũng ổn định.
Ông Danh bộc bạch: “Lúc đầu bà con cũng e dè, có người theo dõi tui cả năm, xem cách làm thế nào rồi mới dám đầu tư. Có cái gì hay là tui chia sẻ hết với họ, nhưng quan trọng nhất vẫn là ở mỗi người, có dám làm hay không. Chúng tui cùng làm, tui chỉ cho họ, khi họ trồng và rút được kinh nghiệm thì chia sẻ lại với tui. Cứ thế cùng nhau làm thôi”.
Hiện nay, ấp Thới Phước 1 đang phối hợp với Chi cục Phát triển nông thôn TP.Cần Thơ và các giảng viên Trường Đại học Cần Thơ mở lớp tập huấn kỹ thuật trồng dưa phủ bạt cho 35 học viên. Gia đình ông Danh tình nguyện cho lớp sử dụng 3,5 công đất làm mô hình mẫu.
Ông Phan Hữu Thiện tâm sự: “Nhờ chú Danh hướng dẫn, gia đình tui quyết định trồng 9,5 công dưa. Bước đầu dưa phát triển rất tốt. Cái gì tụi tui ở đây cũng hỏi chú, thấy chú chạy ngược chạy xuôi mà thương. Vậy mà lúc nào tui cũng thấy chú vui vẻ và nhiệt tình, giúp được là chú ấy giúp liền…”.
Có thể bạn quan tâm

Nhắc lại câu chuyện bị điện giật, anh C.V.D xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) lại không cầm được nước mắt khi nhớ lại người vợ xấu số đã ra đi, để lại con thơ dại.

Vụ đông 2013 là năm thứ hai các địa phương tiến hành lưu đông cá giống theo chương trình hỗ trợ của UBND tỉnh Bắc Ninh. Thời điểm này, những đơn vị cung ứng đã chuẩn bị đầy đủ và giao cá cho các cơ sở nuôi với số lượng, chất lượng đảm bảo.

Cá chiên là loài cá hoang dã, sống ở các sông; cá có thịt thơm ngon và có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, loài cá này đang bị khai thác quá mức, dẫn đến ngày càng cạn kiệt. Vì vậy, giá thành của cá chiên ngày một cao, có thời điểm dao động từ 370 – 430 nghìn đồng/kg. Xuất phát từ thực tiễn đó, một số hộ dân của xã Tân Thành, huyện Bắc Quang (nơi có dòng sông Lô chảy qua), đã mạnh dạn đầu tư các lồng bằng tre kiên cố để nuôi cá chiên trên sông.

Ngày 29/11, huyện Ngọc Hiển phối hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Cà Mau tổ chức hội thảo mô hình nuôi cá mú trong ao đất tại xã Tân Ân.

Theo Bộ NN-PTNT, sản lượng cá tra 11 tháng đầu năm ước đạt 852.000 tấn, tương ứng với diện tích nuôi thả khoảng 5.800 ha.