Công Lớn Nhờ Chú Danh

Những năm gần đây, ND ấp Thới Phước 1 (Tân Thạnh, Thới Lai, Cần Thơ) ngoài 2 vụ lúa còn có thêm thu nhập từ trồng dưa hấu. Bà con bảo: “Công lớn là nhờ chú Danh”.
Người mà bà con nhắc đến đó là ông Trần Công Danh, người đầu tiên trồng dưa hấu của ấp và đã có thâm niên trên 10 năm gắn bó với cây dưa. Nói chuyện với ông Danh chưa đầy 30 phút chúng tôi đã thấy có nhiều người gọi điện nhờ ông tư vấn cho ruộng dưa của mình.
Ông Danh cho biết: “Năm 2001, tui bắt đầu trồng 4 công dưa hấu. Năm đầu mỗi công thu hơn 4 tấn. Sang năm thứ hai, tui mở rộng diện tích và chia sẻ kinh nghiệm trồng cho 2 người khác trong xóm, giờ thì nhiều người trồng dưa rồi. Hiện, gia đình tui có 26,5 công trồng dưa hấu, chủ yếu là giống dưa Bảo Long super 1084. Trừ chi phí, mỗi công thu lãi 13-15 triệu đồng. Tui trồng thêm giống dưa hắc mỹ nhân 388”.
Theo ông Danh, trồng dưa đỡ cực hơn, thu nhập cao hơn trồng lúa, đầu ra cũng ổn định.
Ông Danh bộc bạch: “Lúc đầu bà con cũng e dè, có người theo dõi tui cả năm, xem cách làm thế nào rồi mới dám đầu tư. Có cái gì hay là tui chia sẻ hết với họ, nhưng quan trọng nhất vẫn là ở mỗi người, có dám làm hay không. Chúng tui cùng làm, tui chỉ cho họ, khi họ trồng và rút được kinh nghiệm thì chia sẻ lại với tui. Cứ thế cùng nhau làm thôi”.
Hiện nay, ấp Thới Phước 1 đang phối hợp với Chi cục Phát triển nông thôn TP.Cần Thơ và các giảng viên Trường Đại học Cần Thơ mở lớp tập huấn kỹ thuật trồng dưa phủ bạt cho 35 học viên. Gia đình ông Danh tình nguyện cho lớp sử dụng 3,5 công đất làm mô hình mẫu.
Ông Phan Hữu Thiện tâm sự: “Nhờ chú Danh hướng dẫn, gia đình tui quyết định trồng 9,5 công dưa. Bước đầu dưa phát triển rất tốt. Cái gì tụi tui ở đây cũng hỏi chú, thấy chú chạy ngược chạy xuôi mà thương. Vậy mà lúc nào tui cũng thấy chú vui vẻ và nhiệt tình, giúp được là chú ấy giúp liền…”.
Có thể bạn quan tâm

Để giúp ngư dân yên tâm vươn khơi, mở rộng ngư trường, nâng cao hiệu quả khai thác, bảo hiểm cho tàu thuyền và thuyền viên là vấn đề cần được quan tâm.

Bảo quản hải sản an toàn, không chỉ nâng cao giá trị sản phẩm mà còn góp phần nâng cao hiệu quả nghề đánh bắt xa bờ.

Sự liên tục sụt giảm kim ngạch xuất khẩu (XK) cá tra vào thị trường EU trong nửa năm qua đã gióng lên hồi chuông báo động cho các DN thủy sản về công tác thị trường cũng như năng lực cạnh tranh.

Những năm gần đây, phong trào nuôi rắn ri voi (ri tượng) phát triển mạnh ở Cà Mau và các tỉnh ÐBSCL. Giá rắn ri voi thương phẩm và rắn giống rất cao, nên nhiều bà con quan tâm và chọn nuôi loài động vật này để phát triển kinh tế. Nhiều kiểu nuôi rắn được áp dụng như: nuôi trong khạp, trong lưới, trong bể xi-măng, trong ao đất…

Những năm gần đây, tận dụng tiềm năng, lợi thế đất đai, nông dân xã Văn Lãng, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng sản xuất hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao.