Cộng đồng Kinh tế ASEAN cơ hội và thách thức

Cộng đồng Kinh tế ASEAN ra đời sẽ mở ra một rất nhiều các cơ hội cho người dân cũng như doanh nghiệp tại 10 nước ASEAN.
Đi cùng với cơ hội, Cộng đồng Kinh tế ASEAN được dự đoán cũng sẽ tiềm ẩn rất nhiều các thách thức.
Về doanh nghiệp, với cộng đồng kinh tế ASEAN, doanh nghiệp sẽ có thị trường lớn hơn, thay vì chỉ ở Việt Nam giờ sẽ là cả 10 nước ASEAN, khách hàng không chỉ là 90 triệu người dân Việt Nam mà là 625 triệu người tiêu dùng.
Với cộng đồng kinh tế ASEAN, mọi hàng rào thuế quan sẽ được bãi bỏ, giúp hàng hóa doanh nghiệp làm ra sẽ tự do bán ở mọi nơi ASEAN mà không bị tính thuế nhập khẩu hay bị áp đặt quota...
Trong khi đó người tiêu dùng, với cộng đồng kinh tế ASEAN, sẽ giúp đa dạng hóa sự lựa chọn khi có nhiều chủng loại hàng hóa hơn đến từ các nước ASEAN có giá thành giảm vì đã miễn thuế nhập khẩu.
Về công ăn việc làm, người lao động có tay nghề, có trình độ sẽ có cơ hội việc làm lớn hơn không chi ở VN mà ở toàn bộ ASEAN.
Tuy nhiên đến nay, ASEAN mới chỉ hoàn thành 93% tổng số các biện pháp đề ra trong lộ trình xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN.
Sau khi cộng đồng kinh tế ASEAN ra đời vào ngày 31/12/2015 tới đây, các nước ASEAN vẫn tiếp tục rà soát và hoàn thành nốt các biện pháp còn lại như thuế quan, các rào cản về tự do di chuyển tìm việc làm ở khu vực.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, được tiếp cận nguồn vốn 20 triệu đồng từ Dự án đầu tư cải tạo chăm sóc cà phê, hồ tiêu do Hội Nông dân huyện hỗ trợ, ông K’Đum, ở bon Bu N’đor, xã Đắk Wer đã mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật về chăm sóc, phòng bệnh cho vườn cà phê. Mặc dù nguồn vốn được hỗ trợ không nhiều, nhưng đã giúp gia đình vượt qua thời điểm khó khăn lúc đó, cũng như có thêm nguồn vốn để đầu tư tốt cho cây trồng.

Ông Lê Văn Hòa là nông dân giàu kinh nghiệm về nuôi trồng thủy sản tại xã Trà Cổ (huyện Tân Phú). Ông cũng là người đi tiên phong trong việc thử nghiệm và nuôi thành công cá tầm, giống cá xứ lạnh ở vùng nhiệt đới. Theo ông Hòa, điều kiện khí hậu ở xã Trà Cổ, nhất là ở đây có nguồn nước suối tự nhiên, quanh năm mát lạnh phù hợp để nuôi giống cá vùng ôn đới này.

Nhiều năm qua, Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Đồng Tháp (tiền thân là Trung tâm giống nông nghiệp Đồng Tháp) thường xuyên tổ chức nghiên cứu, khảo nghiệm chọn ra những giống lúa tốt và mới, có triển vọng để bổ sung hiệu quả vào bộ giống lúa sản xuất của tỉnh. Ngoài ra, Trung tâm còn phục tráng những giống lúa đã bị thoái hóa nhằm cung ứng kịp thời nhu cầu bà con nông dân.

Các cơ quan quản lý lẫn người nuôi cá tra vùng ĐBSCL, trong đó có Hậu Giang đang hết sức kỳ vọng vào sự đổi thay mạnh mẽ từ Nghị định 36 của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra. Thế nhưng, quá trình triển khai thực hiện bước đầu gặp không ít khó khăn, trở ngại, nhất là định hướng người dân áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

Sau đề án tái cơ cấu của Bộ NN-PTNT, một số tỉnh, thành khu vực ĐBSCL cũng xây dựng đề án riêng. Theo các chuyên gia, cần phải có vai trò của đầu mối để tăng cường mối liên kết vùng, chứ không thể để tự mỗi địa phương làm theo ý riêng của mình.