Dứa Giảm Giá Tệ Hại

Huyện Mường Khương có trên 700 ha dứa Queen, trồng tập trung ở xã Bản Lầu, khu vực Na Lốc- Cốc Phương nằm dọc biên giới Việt-Trung được trồng nhiều nhất với 600 ha. Do học tập được phương pháp trồng dứa trái vụ của Trung Quốc, thu hoạch vào vụ tháng 3 và tháng 12 nên giá dứa của Mường Khương bao giờ cũng cao. Năm 2011, giá dứa đầu vụ có lúc lên tới 5.500-6.000đ/kg, trung bình 4.000đ/kg. Nhiều hộ trồng dứa là đồng bào các dân tộc: Mông, Dao, Tày, Giáy…không chỉ thoát nghèo mà còn trở thành những tỷ phú "chân đất" vùng biên ải, như: Thào Dìn, Thào Minh, Thào Diu, Vàng Quang, Vàng Dìn, Vàng Phổng…mỗi năm thu từ 150-180 triệu tiền bán dứa.
Vụ dứa tháng 3 năm nay giá rớt thê thảm không thể tưởng tượng nổi. Mọi năm cứ sau Tết Nguyên đán, các thương nhân từ các tỉnh: Phú Thọ, Ninh Bình, Thanh Hoá, Hà Nội…và phía bên kia biên giới cũng sang thu mua dứa. Có người đặt tiền mua cả nương trả tiền trước 5-6 tháng trời. Năm nay đang vào chính vụ thu hoạch mà người mua dứa rất thưa thớt. Gia đình ông Giàng Sinh, ở thôn Na Lốc 4, trồng hơn 50 nghìn gốc dứa, vụ dứa tháng 3 năm nay dự kiến thu 30-32 tấn dứa. Nếu giá dứa như mọi năm trung bình 4.000- 4.500đ/kg thì nương dứa nhà ông bán rẻ cũng được 120 triệu, có năm thu 140-150 triệu.
Song hiện tại, giá bán tại đường cái, loại quả to từ 0,5-0,7 kg/quả cũng chỉ được 2.100-2.200đ/kg, có hôm chỉ bán được 1.800đ/kg. Loại quả nhỏ mong bán được 1.000đ/kg cũng khó, đành bỏ thối trên đồi. Vàng Seo Dìn, ở thôn Bãi Chuối, trồng gần 10 ngàn gốc dứa, mọi năm chả có mà bán, năm nay mong có người đến hỏi mua cũng không có. Người đến hỏi chỉ trả 1.700đ/kg tại đồi, nếu mang xuống đường cũng chỉ được 2.100đ/kg. Chả còn cách nào khác anh đành bán. Vàng Seo Dìn lắc đầu ngán ngẩm: Nhà mình trồng ít dứa thôi, chủ yếu trồng chuối. Nếu giá dứa năm nay giảm thì giá chuối chưa biết thế nào, nếu cũng giảm nữa thì vụ sau chẳng có tiền mua phân bón đâu…
Ông Thào Diu thất vọng cho biết: Không chỉ vắng khách hàng trong nước, phía Trung Quốc cũng sang mua ít lắm. Mọi năm giá dứa bán cho người bên kia được hơn 1,2 - 1,5 Tệ/kg, năm nay cũng chỉ bán được 0,6-0,7 Tệ/kg. Trước đây họ mua cho các nhà máy chế biến hoa quả, nay họ mua về chủ yếu ăn tươi, nên giá cả chẳng được bao nhiêu…Gia đình Vàng Vư, mỗi năm thu khoảng 40-50 tấn dứa, thu chừng 180-200 triệu, năm nay gia dứa giảm bán khéo cũng chỉ được 80-100 triệu, giảm hơn một nửa so với mọi năm. Với giá dứa như hiện nay, thì vụ dứa tháng 3/2012 nông dân Mường Khương thiệt hại không dưới 30 tỷ.
Ông Nguyễn Mạnh Thành- Trưởng phòng NN-PTNT Mường Khương cho biết: Giá dứa năm nay giảm là do suy giảm kinh tế toàn cầu, các nhà máy chế biến dứa trong nước gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, phía Trung Quốc cũng vậy. Hiện tại giá dứa đã nhích lên 2.300- 2.400đ/kg, đã mang lại niềm tin cho bà con vào vụ dứa tháng 12…
Được biết, tỉnh Lào Cai đã trích một phần ngân sách địa phương để hỗ trợ cước vận chuyển cho người tiêu thụ dứa, tạo điều kiện thuận lợi cho các thương nhân mua dứa, tiêu thụ dứa dễ dàng, hạn chế thiệt hại thấp nhất cho người trồng dứa.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Văn Chiến ở thôn Đại Đình, xã Ngọc Kỳ (Tứ Kỳ, Hải Dương) vừa xây dựng 3 chuồng nuôi đà điểu rộng 6.000 m2, tổng kinh phí hơn 200 triệu đồng.

Đang là đỉnh điểm mùa khô, hàng ngàn nông dân phải loay hoay vì nguồn nước cạn kiệt. Những mô hình tưới tiết kiệm đã giúp nhiều gia đình không rơi vào cảnh “khát nước”. Mô hình tưới nước nhỏ giọt của gia đình anh Nguyễn Văn Tửng ở xã Thuận Phú (Đồng Phú) là một điển hình.

Anh Nguyễn Hoàng Phi ở ấp Hòa Thạnh, xã Châu Phong, TX. Tân Châu, An Giang đã sáng chế và ứng dụng thành công máy phun thuốc điều khiển từ xa và tự động cuộn dây trên đồng. Chiếc máy đoạt giải 3 tại Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh An Giang năm 2012 và anh đã ra Hà Nội tham gia chương trình Nhà sáng chế trên VTV2 vào cuối tháng 3/2013 vừa qua.

Thời điểm năm 2010 và 2011, khi dịch bệnh “tai xanh” hoành hành trên đàn heo, anh Trần Đình Hiển (ấp 9, xã An Linh, Phú Giáo, Bình Dương) lại thắng lớn với lợi nhuận gần 1 tỷ đồng từ trại heo của mình nhờ đàn heo không dính dịch bệnh “tai xanh”. Để có được kết quả này, anh Hiển đã áp dụng mô hình nuôi heo trại lạnh. Đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao và là hướng đi bền vững cho người chăn nuôi heo trong bối cảnh dịch bệnh thường xuyên hoành hành như hiện nay.

Thời gian qua, do thời tiết nắng mưa xen kẽ, đêm và sáng có sương mù, độ ẩm cao đã tạo điều kiện cho bệnh phấn trắng trên cây cao su phát triển.