Cộng đồng Kinh tế ASEAN cơ hội và thách thức

Cộng đồng Kinh tế ASEAN ra đời sẽ mở ra một rất nhiều các cơ hội cho người dân cũng như doanh nghiệp tại 10 nước ASEAN.
Đi cùng với cơ hội, Cộng đồng Kinh tế ASEAN được dự đoán cũng sẽ tiềm ẩn rất nhiều các thách thức.
Về doanh nghiệp, với cộng đồng kinh tế ASEAN, doanh nghiệp sẽ có thị trường lớn hơn, thay vì chỉ ở Việt Nam giờ sẽ là cả 10 nước ASEAN, khách hàng không chỉ là 90 triệu người dân Việt Nam mà là 625 triệu người tiêu dùng.
Với cộng đồng kinh tế ASEAN, mọi hàng rào thuế quan sẽ được bãi bỏ, giúp hàng hóa doanh nghiệp làm ra sẽ tự do bán ở mọi nơi ASEAN mà không bị tính thuế nhập khẩu hay bị áp đặt quota...
Trong khi đó người tiêu dùng, với cộng đồng kinh tế ASEAN, sẽ giúp đa dạng hóa sự lựa chọn khi có nhiều chủng loại hàng hóa hơn đến từ các nước ASEAN có giá thành giảm vì đã miễn thuế nhập khẩu.
Về công ăn việc làm, người lao động có tay nghề, có trình độ sẽ có cơ hội việc làm lớn hơn không chi ở VN mà ở toàn bộ ASEAN.
Tuy nhiên đến nay, ASEAN mới chỉ hoàn thành 93% tổng số các biện pháp đề ra trong lộ trình xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN.
Sau khi cộng đồng kinh tế ASEAN ra đời vào ngày 31/12/2015 tới đây, các nước ASEAN vẫn tiếp tục rà soát và hoàn thành nốt các biện pháp còn lại như thuế quan, các rào cản về tự do di chuyển tìm việc làm ở khu vực.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu tháng 4 đến nay, giá tôm nguyên liệu ở tỉnh Cà Mau tăng mạnh. Tôm loại 1 cỡ 20 con/kg tăng từ 230.000 đồng/kg lên 250.000 đồng/kg. Tôm nguyên liệu loại 25 – 30 con/kg giá từ 180.000 đồng lên 220.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Trọng Tùng, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên cho biết, mô hình cánh đồng mía mẫu áp dụng cơ giới hóa được triển khai trong niên vụ mía 2013-2014 trên 40ha tại các xã Ea Ly (Sông Hinh) 10ha, Ea Chà Rang (Sơn Hòa) 10ha và Xuân Quang 1 (Đồng Xuân) 20ha.

Đến thăm mô hình trang trại trồng cây ăn quả, nuôi ong lấy mật của hộ ông Hoàng Văn Tung, xóm Lý Nhân xã Bá Xuyên (T.X Sông Công - Thái Nguyên), chúng tôi cảm phục nghị lực và ý chí của người nông dân chăm chỉ này. Bằng sức lao động của chính mình, vợ chồng ông Tung đã xây dựng lên mô hình kinh tế hiệu quả cho doanh thu xấp xỉ 700 triệu đồng mỗi năm.

Chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi hươu của gia đình ông Nguyễn Đức Hải ở xóm Chùa, xã Thống Nhất. Gia đình ông là một trong 3 hộ đầu tiên áp dụng mô hình nuôi hươu trên địa bàn xã. Ông Hải cho biết: Trước đây, gia đình cũng chăn nuôi lợn thả vườn. Song công việc chăn nuôi lợn vất vả, giá thức ăn tăng cao mà giá bán, đầu ra không ổn định nên ông quyết tâm chuyển đổi sang nuôi hươu.

Anh Nguyễn Tấn Khanh, ngụ ở ấp 3 - xã Bình Thới (Bình Đại - Bến Tre) là nhân viên quản lý cửa hàng Quang Minh - chuyên cung cấp thức ăn và thuốc nuôi trồng thủy sản. Tuy bộn bề công việc nhưng với sự nhạy bén, chịu khó học hỏi, anh đã mạnh dạn đầu tư trên 170 triệu đồng xây dựng chuồng trại, mua kỳ đà giống về nuôi.