Công cụ mới có thể giúp kiểm tra độc tố trong thủy sản có vỏ dễ dàng hơ

Một số loài tảo đơn bào 2 roi (dinoflagellate) gây ra hiện tượng thuỷ triều đỏ, sinh vật thường thấy trong nước biển, có thể độc hại và được liên kết với tảo gây hại và sự tích tụ vi khuẩn, có thể dẫn đường cho các độc tố di chuyển vào trong mô của động vật có vỏ, từ đó đẩy sự an toàn thực phẩm vào nguy cơ nghiêm trọng.
Mặc dù vi khuẩn cộng sinh được xem là quan trọng trong sự sinh tổng hợp của các chất độc từ các loài tảo 2 roi, sự tương tác của vi khuẩn độc hại này hiện mới chỉ được thiết lập, tạp chí của Hiệp hội Hóa học Hoàng gia cho biết.
Michael Burkart và cộng sự tại Đại học California ở San Diego (UCSD) đã làm việc để tạo ra một công cụ sử dụng kính hiển vi huỳnh quang để phát hiện các dinoflagellate sản sinh ra chất độc trong thủy sản có vỏ.
Nhóm của ông đã để một protein huỳnh quang được hấp thụ bởi các tế bào biển sinh tổng hợp độc tố okadaic acid.
Trong các nghiên cứu cơ thể sống đã chứng minh rằng các mẫu sản sinh ra độc tố sinh học biển okadaic acid xuất hiện trong màu xanh huỳnh quang dưới kính hiển vi.
Các mẫu tương tự mà cho một phản ứng tích cực với máy dò cũng đưa ra các dấu hiệu của vi khuẩn cộng sinh ở thành tế bào của chúng, chứng tỏ sự liên kết vi khuẩn độc hại.
Thí nghiệm của Burkart do đó có khả năng lựa chọn những con vẹm mang trong cơ thể các dinoflagellate sản xinh ra độc tố ở các giai đoạn khác nhau, bằng cách đếm số lượng các tế bào phát sáng.
Việc mô tả bằng hình ảnh động vật có vỏ nhiễm dinoflagelate xác định acid okadaic nhanh hơn nhiều so với các phương pháp hiện nay mà chỉ phát hiện các loài tảo này khi chúng được hấp thu hoàn toàn vào các mô của thủy sản có vỏ.
Phát hiện này là "sự khởi đầu của một công cụ giám sát hữu ích cho sức khỏe cộng đồng", ông Jon Clardy, một nhà nghiên cứu dược lý học tại Trường Y khoa Harvard ở Cambridge, Mỹ.
Ông thực sự ngạc nhiên khi thấy rằng các vi khuẩn đóng một vai trò trong sự sinh tổng hợp các acid okadaic và có thể liên quan đến độc tố tảo.
Burkart cho rằng, nếu phương pháp này có thể được sử dụng với một hệ thống tự động, nó có thể là một công cụ kiểm tra hữu ích cho ngành nuôi trồng thủy sản.
"Người ta có thể tưởng tượng một ứng dụng điện thoại di động sẽ cho phép bạn biết liệu món rau hoặc món hàu có an toàn để ăn hay không.
Có một tiềm năng to lớn trong phương pháp trực quan để kiểm tra chất lượng thực phẩm và sự kết hợp nó với các thiết bị và hệ thống kỹ thuật số hiện đại", ông hình dung.
Có thể bạn quan tâm

Tôm càng xanh có thời gian chuyển giai đoạn rất dài từ khi trứng được thụ tinh đến khi thành tôm post. Vì vậy, cần phải theo dõi để phát hiện và điều trị kịp thời những bệnh hay gặp ở tôm giống.

Tôm cành xanh lớn lên qua các lần lột vỏ. Tôm chậm lột vỏ hoặc không lột vỏ thì giảm tăng trưởng, dễ bị bệnh, còi cọc, giảm năng suất nuôi.

Tôm càng xanh là loài thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người nuôi, nhưng để đạt được điều này đòi hỏi người nuôi phải nắm kỹ quy trình kỹ thuật nuôi nhất là kỹ thuật cho tôm ăn và quản lý thức ăn làm sao để đạt hiệu quả.

Tôm càng xanh là loài giáp xác nếu muốn tăng trưởng và phát triển thì phải qua quá trình lột xác. Loài tôm càng xanh có đặc tính hay ăn thịt lẫn nhau. Những con mới lột xác vỏ mềm, nằm một chỗ sẽ là miếng mồi ngon cho những con tôm vỏ cứng khác lúc đói .

Mặc dù, tôm càng xanh là đối tượng thủy sản nuôi không đem lại lợi nhuận cao như đối với tôm nuôi nước lợ nhưng ít rủi ro dịch bệnh và có hiệu quả ổn định.