Công bố quyết định cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể gà Đông Tảo
Các đại biểu trong buổi lễ công bố quyết định cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể gà Đông Tảo
Theo quyết định, Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể gà Đông Tảo Hưng Yên cho Hội chăn nuôi và kinh doanh gà Đông Tảo huyện Khoái Châu với tổng số 86 hội viên ở các xã: Đông Tảo, Tân Dân, Bình Minh và Dạ Trạch.
Các sản phẩm được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể gồm: Thịt gà đã chế biến; thực phẩm làm từ thịt gà; gà giống, gà thịt (còn sống); mua bán thịt gà đã chế biến, thực phẩm làm từ thịt gà, gà giống, gà thịt (còn sống).
Việc cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể đối với gà Đông Tảo Hưng Yên tạo cơ sở pháp lý giúp các hộ chăn nuôi, kinh doanh gà Đông Tảo yên tâm hơn trong sản xuất, chăn nuôi, bảo tồn, nhân giống gà quý.
Đây là sản phẩm thứ 4 của tỉnh được công nhận nhãn hiệu tập thể, sau Tương Bần, nhãn lồng Hưng Yên và quất cảnh Văn Giang.
Có thể bạn quan tâm
Theo thống kê của Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa, đến hết quý 3 năm 2015, toàn tỉnh có gần 192 ha diện tích thả nuôi tôm bị thiệt hại hoàn toàn về kinh tế do nhiễm bệnh.

Tôm khô là một trong những đặc sản nổi tiếng thế giới. Mà tôm khô ngon, được nhiều người biết đến nhờ chỉ dẫn địa lý là tôm khô Rạch Gốc (Cà Mau).
Nhờ thời tiết tương đối thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản, cùng với đó chính sách hỗ trợ tàu thuyền khai thác xa bờ giải quyết kịp thời đã khuyến khích ngư dân mạnh dạn vươn khơi bám biển.

Mới đây ở thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề “Đánh giá tiềm năng sản xuất kinh doanh sản phẩm nhuyễn thể 2 mảnh vỏ”, bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Tổng giám đốc Công ty TNHH Hải Nam đã có bài tham luận “Tái tạo và phát triển sò điệp tại vùng biển Bình Thuận” .
Gia đình chị Triệu Thị Phin, dân tộc Dao, ở thôn Nà Khà, xã Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang là hộ đầu tiên trên địa bàn mạnh dạn thử nghiệm nuôi ếch kết hợp thả cá để phát triển kinh tế gia đình. Mô hình của chị bước đầu cho hiệu quả và đã có thu nhập.