Chương Trình Nuôi Bò Vỗ Béo Ở Thôn Trà Nô

Cuối năm 2011, từ Dự án Thoát nghèo bền vững, huyện Thuận Nam đã triển khai Chương trình Nuôi bò vỗ béo cho nông dân Trà Nô, xã Phước Hà. Sau một năm thực hiện, chương trình đã mang lại tín hiệu vui cho nhiều hộ nghèo.
40 hộ nghèo được vay vốn tín dụng, mỗi hộ 12 triệu đồng (không lãi suất) trong thời gian 18 tháng để mua bò nuôi vỗ béo, với tổng số 80 con; ngoài ra còn được tập huấn kỹ thuật chăm sóc, hỗ trợ tiêm phòng dịch bệnh...
Dù chưa đến thời điểm thu hồi vốn để xoay vòng cho hộ khác chăm sóc, nhưng chị Võ Thị Tuyết, ước đoán: Được cán bộ hướng dẫn kỹ thuật, hai con bò nhà tôi lớn rất nhanh. Bây giờ, nếu bán cả hai con chắc được 25 triệu đồng, đủ tiền trả vốn vay Nhà nước và còn dư một khoản để đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.
Anh Kiều Thanh Nhõa, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Hà cho hay: Qua theo dõi, phần lớn các hộ được hướng dẫn kỹ thuật nên chăm sóc bò khá tốt, đáp ứng yêu cầu của chương trình; lợi nhuận kinh tế từ nuôi bò vỗ béo đã thấy rõ. Chúng tôi sẽ đôn đốc bà con trả vốn đúng kỳ hạn để xoay vòng cho đối tượng khác, để người dân có thêm nguồn thu nhập cho kinh tế gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Từ quyết tâm thoát nghèo, bằng ý chí và nghị lực kiên cường, chị Lâm Thị Nụ, tiểu khu 2, thị trấn Cao Phong (Cao Phong - Hòa Bình) đã mạnh dạn đầu tư vào cây cam. Vượt qua những khó khăn và thất bại, sau 10 năm gắn bó, cây không phụ lòng người, giúp gia đình chị thoát nghèo và trở thành tỷ phú.

Những năm gần đây, giá cam cam xoàn ở huyện Long Mỹ luôn đứng ở mức cao, từ 27.000 - 50.000 đồng/kg, trong khi chi phí đầu tư cho một công cam xoàn từ 10 - 15 triệu đồng, khoảng 2 năm là cho thu hoạch, mỗi năm 2 đợt trái với năng suất trung bình từ 20 đến 30 tấn/ha. Với giá như hiện nay, sau khi trừ chi phí người trồng cam còn thu lời từ 200 đến 300 triệu đồng mỗi héc-ta. Theo thống kê, huyện Long Mỹ hiện có hơn 300ha cam xoàn, trong đó có gần 100ha đang cho trái.

Bộ NN&PTNT cho biết, Chỉ thị được đưa ra bởi Ủy ban châu Âu có văn bản gửi Bộ thông báo tình trạng gia tăng đột biến các lô hàng thủy sản của Việt Nam bị cảnh báo vi phạm quy định về hóa chất kháng sinh và đề nghị phía Việt Nam phải có các biện pháp khắc phục khẩn cấp, thông báo lại cho phía họ trước ngày 9/1/2015.

Trong thời gian tới, tỉnh sẽ có chính sách hỗ trợ tiền xây dựng ao lắng cho người nuôi tôm. Theo đó, những hộ xây dựng ao lắng mới sẽ được hỗ trợ 70 triệu đồng/ha, 35 triệu đồng/ha cho những hộ thực hiện cải tạo lại ao với điều kiện các hộ phải trong tổ hợp tác, liên kết.

Bên cạnh đó, Sở cũng đã xây dựng, khuyến khích đầu tư các dự án nuôi trồng thủy sản, đảm bảo các điều kiện trong nuôi trồng thủy sản thâm canh, an toàn dịch bệnh; rà soát quy hoạch và nâng cao năng lực các cơ sở giống chất lượng, sạch bệnh, cung cấp đủ cho sản xuất; không ngừng kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở chế bến thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.