Công bố nhãn hiệu tập thể khóm Cầu Đúc Hậu Giang

Nhãn hiệu tập thể khóm Cầu Đúc Hậu Giang được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 248178. Theo đó, 50 thành viên được phép sử dụng nhãn hiệu trong thời gian 10 năm, kể từ ngày 16-7-2015.
Hội Nông dân thành phố Vị Thanh là đơn vị giữ chủ quyền giấy chứng nhận. Nhãn hiệu tập thể khóm Cầu Đúc Hậu Giang được bảo hộ màu sắc nhãn hiệu màu vàng, cam, xanh lá cây, trắng; sử dụng cho sản phẩm khóm sấy khô, khóm đóng hộp (đã qua chế biến), quả khóm tươi, mua bán, xuất nhập khẩu khóm. Việc được công nhận, bảo hộ nhãn hiệu tập thể sẽ giúp nông dân trồng khóm nâng cao được giá trị thương phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, đầu ra của sản phẩm bền vững về sau.
Tính đến nay, tỉnh đã có gần 10 mặt hàng nông sản được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể là chanh không hạt Hậu Giang, cam sành Ngã Bảy, lúa Hậu Giang 2, cá rô Hậu Giang và quýt đường Long Trị, cá thát lát Hậu Giang, khóm Cầu Đúc Hậu Giang, bưởi Năm Roi Phú Thành…
Có thể bạn quan tâm

Nơi khô hạn, nắng nóng, nơi lại mưa rầm kéo dài đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp vụ Xuân 2014. Biến đổi khí hậu đã dẫn đến hậu quả khôn lường đang diễn ra trên diện rộng tại địa bàn tỉnh ta. Nguy cơ mất mùa, thiếu đói lương thực đang hiện hữu trong các vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp của tỉnh là điều có thực...

Khoảng 10 ngày trở lại đây, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, giá bán các loại trái cây chủ lực tại vườn đồng loạt giảm, bình quân giảm từ 2.000 đồng đến 7.000 đồng/kg, tùy theo từng loại trái. Nguyên nhân chính là do cung vượt cầu, đã gây thiệt hại không nhỏ cho nhà vườn.

Trong những năm qua, việc áp dụng các giống mới vào sản xuất đã giúp cho năng suất lúa của nông dân không ngừng tăng cao. Nhưng hiện nay, ở một xã trên địa bàn, không ít hộ vẫn sử dụng lúa thương phẩm để làm giống. Cách làm này không chỉ khiến cho năng suất lúa thấp mà cây lúa dễ bị nhiễm bệnh, chi phí đầu tư cao...

Trong những năm qua, đời sống của người dân ở thị trấn Văn Quan, huyện Văn Quan (Lạng Sơn) không ngừng cải thiện, nâng cao. Đến nay, mức thu nhập bình quân đạt 12 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 6,2% trên tổng số 1.021 hộ dân. Có được kết quả đó là do thị trấn đã thực hiện tốt phong trào phát triển kinh tế, trong đó chú trọng nhân rộng các mô hình có hiệu quả cao, điển hình là mô hình nuôi cá lồng trên địa bàn.

Mía đang được trồng nhiều ở ĐBSCL, là nguyên liệu quan trọng của ngành công nghiệp chế biến đường, rất cần trong đời sống hàng ngày. Có thể trồng mía trên nhiều loại đất khác nhau từ đất pha cát, đất xám đến đất sét nặng.