Công bố hết dịch hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi tại Móng Cái (Quảng Ninh)

Trước đó, ngày 31/7, sau nỗ lực khoanh vùng dập dịch và thực hiện các biện pháp phòng trừ dịch bệnh của ngành chức năng, dịch bệnh trên tôm nuôi tại Móng Cái đã ổn định, Bộ NN&PTNT đã có văn bản công bố hết dịch bệnh trên tôm nuôi tại Quảng Ninh.
Được biết, từ ngày 20/5, Chi cục Thú y đã phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Phòng Kinh tế TP Móng Cái tiến hành thu 14 mẫu tại Hải Hòa và Vạn Ninh để xét nghiệm dịch bệnh. Ngày 25/5, kết quả xét nghiệm của Cơ quan Thú y Vùng 2 và kết quả xét nghiệm của Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương cho thấy: Có 5 mẫu tôm dương tính với bệnh đốm trắng; 9 mẫu dương tính với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính. Có lúc cao điểm, Móng Cái đã có hơn 486ha tôm nuôi của 764 hộ bị dịch bệnh gây thiệt hại lớn cho người nuôi.
Hiện nay, dịch bệnh trên tôm nuôi tại Móng Cái đã hết, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo ngành chức năng và TP Móng Cái tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát áp dụng các quy định, quy chuẩn kỹ thuật… về an toàn dịch bệnh ở tôm nuôi; giám sát dịch bệnh, theo dõi các vùng nuôi mẫn cảm với bệnh trên phạm vi toàn tỉnh đề phòng phát sinh vùng dịch mới và tái phát vùng dịch cũ; hướng dẫn và có khuyến cáo cho người nuôi phục hồi môi trường sau dịch bệnh, quản lý chất lượng môi trường trong nuôi tôm và khắc phục sản xuất đảm bảo hiệu quả, bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê của Ban chỉ huy Phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (PCLB&TKCN) tỉnh, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh có 28 trận mưa to, kèm theo giông lốc, sấm sét gây thiệt hại về người và tài sản, làm chết 7 người.

Sau một thời gian triển khai, mô hình nuôi vịt sinh sản an toàn sinh học với giống vịt thuần chủng Khaki Campell do Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư (KN-KN) tỉnh Phú Yên thực hiện đã bước đầu mang lại một số kết quả khả quan.

Với khả năng chống chịu bệnh cao, kỹ thuật nuôi đơn giản, thời gian nuôi ngắn, lại cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao nên những năm qua, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh liên tục tăng, hiện đạt 486ha ở ba huyện ven biển Hải Hậu, Giao Thủy và Nghĩa Hưng. Nhiều hộ nuôi đạt năng suất 10 tấn/ha, có hộ đạt 14-15 tấn/ha, cho thu lãi từ 350 triệu đồng đến 1,2 tỷ đồng/ha.

Ông Nguyễn Nhật Lệ, GĐ Trung tâm Khuyến nông Đăk Lăk cho biết, toàn tỉnh có khoảng 150 hộ nuôi cá lăng đuôi đỏ với diện tích 15 ha, chủ yếu nuôi trong ao đất và lồng bè. Điển hình là hộ anh Nguyễn Minh Tuấn, người tiên phong nuôi cá lăng đuôi đỏ ở hồ Ea Kao.

Đó là chủ đề chính trong hội thảo khoa học vừa được Sở Khoa học và Công nghệ, UBND huyện Chợ Lách và Ban Quản lý Dự án DBRP phối hợp tổ chức tại Chợ Lách (Bến Tre). Nhiều nhà khoa học đến từ các viện, trường và hàng trăm nông dân trong, ngoài tỉnh đã đến dự.