Công bố hết dịch hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi tại Móng Cái (Quảng Ninh)

Trước đó, ngày 31/7, sau nỗ lực khoanh vùng dập dịch và thực hiện các biện pháp phòng trừ dịch bệnh của ngành chức năng, dịch bệnh trên tôm nuôi tại Móng Cái đã ổn định, Bộ NN&PTNT đã có văn bản công bố hết dịch bệnh trên tôm nuôi tại Quảng Ninh.
Được biết, từ ngày 20/5, Chi cục Thú y đã phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Phòng Kinh tế TP Móng Cái tiến hành thu 14 mẫu tại Hải Hòa và Vạn Ninh để xét nghiệm dịch bệnh. Ngày 25/5, kết quả xét nghiệm của Cơ quan Thú y Vùng 2 và kết quả xét nghiệm của Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương cho thấy: Có 5 mẫu tôm dương tính với bệnh đốm trắng; 9 mẫu dương tính với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính. Có lúc cao điểm, Móng Cái đã có hơn 486ha tôm nuôi của 764 hộ bị dịch bệnh gây thiệt hại lớn cho người nuôi.
Hiện nay, dịch bệnh trên tôm nuôi tại Móng Cái đã hết, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo ngành chức năng và TP Móng Cái tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát áp dụng các quy định, quy chuẩn kỹ thuật… về an toàn dịch bệnh ở tôm nuôi; giám sát dịch bệnh, theo dõi các vùng nuôi mẫn cảm với bệnh trên phạm vi toàn tỉnh đề phòng phát sinh vùng dịch mới và tái phát vùng dịch cũ; hướng dẫn và có khuyến cáo cho người nuôi phục hồi môi trường sau dịch bệnh, quản lý chất lượng môi trường trong nuôi tôm và khắc phục sản xuất đảm bảo hiệu quả, bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Tại các chợ rau quả đầu mối như An Dương, Tam Bạc, chợ Cầu Rào... mặt hàng rau xanh khá dồi dào, phong phú. Chị Nguyễn Thị Hảo, ở đường Hào Khê cho biết, mọi năm, cứ ra Giêng là giá rau xanh tăng mạnh. Ngoài ra, với tâm lý tích trữ rau trong những ngày Tết, gia đình nào cũng mua nhiều hơn so với những ngày bình thường.

Mặc dù lượng xoài tại các nhà vườn hiện không nhiều nhưng vẫn liên tục sụt giảm. Cụ thể, giá xoài ba mùa hàng đẹp dao động ở mức 8 - 10 ngàn đồng/kg, giảm 3 ngàn đồng/kg so với thời điểm trước Tết Nguyên đán. Xoài cát Hòa Lộc và Đài Loan, hàng đẹp ở mức giá trên 20 ngàn đồng/kg, giảm từ 8 - 10 ngàn đồng/kg.

Yếu tố tác động môi trường như nguồn nước, các tạp chất tồn tại trong ao cao sinh ra nhiều mùn bã hữu cơ, vi sinh vật có hại phát sinh và phát triển gây bệnh cho cá, một trong số bệnh đáng quan tâm đó là bệnh ký sinh trùng đường máu trên mô hình nuôi cá.

Hồng Sơn có diện tích trên 12 ha nuôi thủy sản nước ngọt, là xã khá nhất trong phong trào nuôi trồng thủy sản nước ngọt của huyện Hàm Thuận Bắc.

Ao nuôi tôm không quá lớn, là một biện pháp tránh rủi ro, vì nếu có hỏng ao này còn ao kia. Khi bệnh tôm phát sinh, ao nuôi nhỏ sẽ dễ xử lý và ít tốn kém hơn. Nếu dụng cụ, máy móc của một trong số ao này bị hỏng có thể di chuyển bổ sung cho nhau để giải quyết tạm thời. Diện tích tối ưu của ao nuôi tôm nên từ 3.000-5.000m2.