Công Bố Dịch Cúm H5N1 Tại Huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai)

Ngày 7-3, UBND tỉnh Đồng Nai đã ra Quyết định số 587 công bố dịch cúm H5N1 tại huyện Vĩnh Cửu. Dịch xảy ra tại đàn vịt 5 ngàn con ở hộ chăn nuôi của bà Nguyễn Thị Hương (xã Mã Đà) và đàn vịt 3.200 con của ông Nguyễn Mạnh Hùng (khu phố 7, thị trấn Vĩnh An).
Ngoài ra, 9 xã tiếp giáp với vùng dịch cũng được xác định là vùng uy hiếp, bao gồm: Phú Lý, Vĩnh Tân, Trị An, Hiếu Liêm (huyện Vĩnh Cửu); Thanh Sơn, La Ngà, Phú Cường (huyện Định Quán); Thanh Bình, Cây Gáo (huyện Trảng Bom).
Trước đó, Chi cục Thú y Đồng Nai cũng đã phối hợp với địa phương tổ chức tiêu hủy ngay 2 đàn gia cầm nhiễm cúm; tổ chức phun độc, khử trùng, tiêm phòng… và lập 6 chốt kiểm dịch động vật tạm thời trên địa bàn huyện.
Theo ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh, virus cúm H5N1 phát hiện tại huyện Vĩnh Cửu thuộc nhánh 2.3.2.1 – nhánh chủ yếu lưu hành tại các tỉnh phía Bắc lần đầu tiên xuất hiện tại Đồng Nai. Trong khi đó, từ trước đến nay, Đồng Nai chủ yếu sử dụng vaccine RE 5 có hiệu lực trong phòng cúm nhánh 1.1.
Khi phát hiện nhánh cúm mới, Chi cục đã chuẩn bị ngay 100 ngàn liều vaccine RE 6 để tiêm phòng bổ sung cho đàn gia cầm, trước mắt tập trung cho vùng dịch và vùng uy hiếp.
Có thể bạn quan tâm

Thế nhưng hiện nay, có thể nói, ngành giống Việt Nam không đủ năng lực đáp ứng, đa số các loại giống phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Lợi dụng điều này, nhiều cơ sở, doanh nghiệp cá nhân đã lợi dụng sự thiếu hụt này, tung ra thị trường những loại giống kém chất lượng, gây thiệt hại nặng nề cho người nông dân.

Trong những năm qua, cây hành, tỏi là một trong những cây vụ đông mang lại thu nhập cao cho nhân dân nhiều địa phương ở Thái Thụy (Thái Bình). Tuy nhiên, tại thời điểm này, nông dân trồng hành tại Thái Thụy đang gặp khó khăn về đầu ra cho sản phẩm.

Ở những vùng ngọt ổn định, cây lúa được chuyên canh 3 vụ/năm, là nơi nông dân sử dụng nhiều thuốc BVTV nhất. Trung bình, cứ 10 ngày là bà con phải phun xịt thuốc một lần. Vì thế, chuyện nông dân ngộ độc thuốc BVTV là chuyện như cơm bữa. Tuy nhiên, không phải lúc nào nông dân cũng phát hiện mình bị ngộ độc.

Đã hơn 20 năm qua, người dân Vũng Liêm đã gắn bó và sinh sống cùng cây lác. Thu nhập kinh tế từ 1 công đất lác hơn hẳn 1 công đất lúa. Lác dễ trồng, một lần trồng có thể thu hoạch được trong 5 - 6 năm, cá biệt có diện tích tốt sẽ thu hoạch được gần 10 năm. Cứ 5 tháng thì thu hoạch một lần.

Đến cuối năm 2014, tổng diện tích cà phê trên địa bàn huyện Khánh Sơn là 536ha, trong đó, 320ha đang trong thời kỳ thu hoạch. Tuy nhiên, theo ông Lê Anh Quang, cán bộ khuyến nông xã Sơn Bình, do thời tiết diễn biến bất thường, cà phê lâu năm trổ bông đúng thời điểm nhiều mưa nên năng suất không cao, thậm chí giảm so với mọi năm.