Công Bố Dịch Cúm Gia Cầm A/H5N1 Trên Địa Bàn Huyện Đức Linh

Sáng 15/3, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tiến Phương đã ký quyết định về việc công bố dịch cúm gia cầm A/H5N1 trên địa bàn xã Nam Chính, huyện Đức Linh (Bình Thuận).
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thú y tỉnh Bình Thuận tiến hành các biện pháp xử lý dịch theo đúng quy định của cơ quan thú y; thực hiện tiêu hủy gia cầm mắc bệnh, vệ sinh tiêu độc triệt để chuồng trại, môi trường chăn nuôi bị nhiễm bệnh.
Thực hiện bao vây ổ dịch, lập các trạm, chốt kiểm dịch ở các trục đường giao thông chính ra, vào địa phương; cấm vận chuyển buôn bán gia cầm trên địa bàn xã Nam Chính trong thời gian có dịch.
Đối với các địa phương còn lại, phải khẩn trương củng cố Ban chỉ đạo phòng chống dịch, phối hợp các ngành, đơn vị liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát dịch cúm gia cầm, không để lây lan vào địa phương. Đồng thời tổ chức tiêu độc, khử trùng trên phạm vi toàn huyện.
Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần chỉ đạo Chi cục Thú y cung cấp đầy đủ vật tư, thuốc sát trùng để phục vụ công tác phòng, chống dịch; khẩn trương tổ chức đoàn kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh và hướng dẫn, giúp UBND xã Nam Chính trong công tác phòng, chống dịch...
Được biết trước đó, trong ngày 12/3 tại xã Nam Chính, huyện Đức Linh, 2 hộ chăn nuôi gà tại địa bàn đã báo cáo việc đàn gà bị bệnh và chết nhiều. Kết quả xét nghiệm bệnh phẩm cho thấy dương tính với cúm A/H5N1. Chính quyền địa phương và các đơn vị chức năng đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ đàn gà trên...
Có thể bạn quan tâm

Từ nhiều năm nay, điệp khúc “được mùa mất giá” trong nông nghiệp liên tiếp tái diễn khiến nông dân “hụt hơi” trên mảnh đất của mình. Tháng 5, tháng 6 hàng năm là cao điểm mùa thu hoạch các loại trái cây của các nhà vườn như chôm chôm, thanh long, sầu riêng, mít, măng cụt…

Với việc sản xuất tập trung, sử dụng một loại giống lúa, cùng áp dụng một biện pháp canh tác, những mô hình “cánh đồng một giống” được triển khai trong vụ xuân năm 2013 tại huyện Phú Bình đã đem lại hiệu quả rõ rệt, từng bước làm thay đổi tập quán canh tác của người nông dân, mở ra hướng sản xuất lúa hàng hóa tập trung, từ đó tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp của địa phương.

Được sự hỗ trợ của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, từ tháng 4-2012, xã Phước Thắng (Bác Ái) đã triển khai mô hình thâm canh sản xuất lúa nước trên diện tích 20 ha, với sự tham gia của 25 hộ dân. Sau 2 vụ sản xuất, đến nay các hộ dân đã thay đổi được tập quán canh tác lạc hậu, cây lúa cho năng suất, hiệu quả khá, góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.

Một trong những hộ gia đình mạnh dạn đầu tư nuôi gà sao đạt hiệu quả kinh tế cao ở Hà Giang là gia đình chị Nguyễn Thị Oanh tổ 15 - thị trấn Vị Xuyên.

Theo quốc lộ 14 đi thành phố Buôn Ma thuột, cách thị xã Gia Nghĩa khoảng 20 km chúng tôi ghé vào thôn 11 xã Nâm Njang thăm một gia đình nông dân sản xuất giỏi - anh Hoàng Quốc Hùng.