Công Bố Dịch Cúm Gia Cầm A/H5N1 Trên Địa Bàn Huyện Đức Linh

Sáng 15/3, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tiến Phương đã ký quyết định về việc công bố dịch cúm gia cầm A/H5N1 trên địa bàn xã Nam Chính, huyện Đức Linh (Bình Thuận).
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thú y tỉnh Bình Thuận tiến hành các biện pháp xử lý dịch theo đúng quy định của cơ quan thú y; thực hiện tiêu hủy gia cầm mắc bệnh, vệ sinh tiêu độc triệt để chuồng trại, môi trường chăn nuôi bị nhiễm bệnh.
Thực hiện bao vây ổ dịch, lập các trạm, chốt kiểm dịch ở các trục đường giao thông chính ra, vào địa phương; cấm vận chuyển buôn bán gia cầm trên địa bàn xã Nam Chính trong thời gian có dịch.
Đối với các địa phương còn lại, phải khẩn trương củng cố Ban chỉ đạo phòng chống dịch, phối hợp các ngành, đơn vị liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát dịch cúm gia cầm, không để lây lan vào địa phương. Đồng thời tổ chức tiêu độc, khử trùng trên phạm vi toàn huyện.
Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần chỉ đạo Chi cục Thú y cung cấp đầy đủ vật tư, thuốc sát trùng để phục vụ công tác phòng, chống dịch; khẩn trương tổ chức đoàn kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh và hướng dẫn, giúp UBND xã Nam Chính trong công tác phòng, chống dịch...
Được biết trước đó, trong ngày 12/3 tại xã Nam Chính, huyện Đức Linh, 2 hộ chăn nuôi gà tại địa bàn đã báo cáo việc đàn gà bị bệnh và chết nhiều. Kết quả xét nghiệm bệnh phẩm cho thấy dương tính với cúm A/H5N1. Chính quyền địa phương và các đơn vị chức năng đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ đàn gà trên...
Có thể bạn quan tâm

Trên địa bàn vùng ngập mặn ven biển thuộc 4 huyện: Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành (Trà Vinh) hiện có trên 200 hộ thả nuôi gần 76 triệu con tôm thẻ chân trắng trên diện tích gần 152 ha. Tuy mới vào vụ nuôi nhưng đã có 36 ha bị thiệt hại (24%), với lượng giống thả nuôi hơn 18 triệu con giống. Tôm nuôi bị chết đa phần do nhiễm bệnh đốm trắng. Đây là loại bệnh không có thuốc đặc trị và tôm chết thường ở giai đoạn 25 - 40 ngày tuổi, đã gây thiệt hại nặng người nuôi.

Lâu nay, nhắc đến vú sữa Lò Rèn, người ta nghĩ ngay đến địa danh Vĩnh Kim (xã thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang). Vậy mà, đi sâu tìm hiểu xuất xứ loại cây này, tuy có nhiều giai thoại nhưng giai thoại nào cũng cho biết vú sữa Lò Rèn không xuất phát từ Vĩnh Kim!

Những ngày cuối năm, trang trại rắn mối của chị Đinh Thị Kiều Hoa (thôn 3, xã Diên Phú, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) càng ăn nên làm ra, mỗi ngày thu về hàng chục triệu đồng. Có được kết quả này là nhờ con trai chị, một kỹ sư công nghệ thông tin đã mạnh dạn làm thêm nghề “tay trái”: nuôi rắn mối.

Với nhiều người, chỉ cần nghe đến rắn đã rợn tóc gáy, vậy mà nghề “đùa với tử thần” lại trở thành “cây cầu” giúp không ít người gây dựng được cơ nghiệp.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), giá tôm nguyên liệu ở các tỉnh ĐBSCL đang tăng cao. Từ đầu tháng đến nay, các thương lái đang thu mua tôm sú loại 20 con/kg với giá 250.000- 260.000 đồng/kg; loại 30 con/kg từ 160.000 - 170.000 đồng/kg; tăng bình quân 10.000- 30.000 đồng/kg so với tháng trước và là mức giá cao nhất trong khoảng một năm nay.