Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Con Bò Cứu Cây Lúa

Con Bò Cứu Cây Lúa
Ngày đăng: 29/06/2013

Để giảm thiểu tác động xấu do tình trạng nhiễm mặn gây thất thu cho nghề trồng lúa, nông dân xã Tân Xuân, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre chuyển sang nuôi bò, bước đầu cho thấy hiệu quả khả quan.

Ở ấp Tân An (xã Tân Xuân, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre), vợ chồng chị Châu Thị Bé Tư (37 tuổi) là gia đình thoát nghèo khá căn cơ nhờ nghề nuôi bò. Chị Bé Tư cho biết, năm 2001, lúc mới cưới, vợ chồng chỉ có chiếc ghe nhỏ đi chở mướn, nhưng sau đó phải lên bờ vì nghề ghe không sống nổi. Hai vợ chồng bám miếng ruộng 0,5ha, rồi làm thuê làm mướn đủ nghề nhưng vẫn hết sức chật vật mới lo được cho 2 con tới trường.

“Nguồn nước càng lúc càng mặn, làm ruộng càng lúc càng thua lỗ. Vụ đông xuân này, gia đình tôi thu được 40 bao lúa, tính ra chưa được 2 tấn nhưng lúa kém chất lượng, kêu bán không thương lái nào thèm mua. Hai vợ chồng đang tính đem xay thành cám, làm thức ăn cho bò” – chị Bé Tư nói. Năm 2009, gia đình chị Bé Tư vay được 20 triệu đồng, mua 2 con bò để nuôi. Tận dụng bờ bao ruộng lúa và những chỗ đất xấu, anh trồng cỏ cho bò ăn, đến năm 2013, đàn bò của anh đã được 8 con, được công nhận thoát nghèo. “Do bán lúa không được nên tôi mới vừa “gả” bớt 1 con bò con, thu được 12,5 triệu đồng” – anh Phúc nói.

Theo ông Hồ Văn Kịch – Trưởng ấp Tân An, ấp này có 227ha lúa, nhưng gần đây do độ mặn quá cao nên hơn 50% diện tích trồng lúa thất thu. Số còn lại cho ra thứ thóc “bán không được, mà ăn cũng không xong” vì hạt cơm nấu nhạt toẹt, bở như gạo mốc lâu ngày. Nhiều người tận dụng đất bìa chéo, thậm chí chuyển hẳn cả ấp có 3.200 dân, sang nuôi hơn 3.000 con bò. “Tính bình quân thì mỗi người có 1 con bò, nhưng có nhiều gia đình nuôi trên dưới 20 con và vẫn có nhiều gia đình chưa có bò để nuôi” – ông Kịch nói.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Nở - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Xuân cho biết, vụ đông xuân 2013, do thời tiết diễn biến bất thường, gió mạnh và độ mặn tăng cao khiến hơn 1.000ha lúa của thất thu 1.624 tấn so với cùng kỳ năm ngoái. “Vài năm trở lại đây, trồng lúa thất bát nên nhiều hộ dân chuyển sang… trồng cỏ nuôi bò và thắng lớn với nghề này.

Hiện đàn bò của xã gần 7.000 con và đang tiếp tục tăng đàn. Ngoài trồng cỏ trên bờ đê, cả xã còn có 20 ha đất chuyên trồng cỏ nuôi bò” – ông Nở nói. Tại xã Tân Xuân, nhiều hộ nông dân thất thu lúa nhưng “gỡ gạc” bằng cách lấy rơm nuôi bò. Sau khi thu hoạch lúa, nhiều nông dân bán rơm với giá khoảng 7 triệu đồng/ha. Ông Nở cho biết thêm, ngoài nguồn vốn cho hộ nghèo vay để nuôi bò, một Mạnh Thường Quân đã giúp người nghèo xã Tân Xuân bằng cách tặng 8 con bò cái. Số bò này sẽ cho 8 hộ nghèo “mượn”, khi nào sinh được bò con thì xoay vòng bò cái, tới lượt hộ hộ nghèo khác.


Có thể bạn quan tâm

Triển Khai Dự Án Chăn Nuôi 20.000 Con Bò Sữa Triển Khai Dự Án Chăn Nuôi 20.000 Con Bò Sữa

Công ty TNHH Bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa (Công ty cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk góp 95% vốn) vừa triển khai dự án chăn nuôi bò sữa quy mô lớn với hơn 2.490ha đất xây dựng hệ thống chuồng trại và trồng cỏ để cung cấp thức ăn cho 20.000 con bò sữa.

01/11/2013
Bắt Được Cá Lạ Còn Sống Nặng Hơn 350 Kg Bắt Được Cá Lạ Còn Sống Nặng Hơn 350 Kg

Anh Chu Văn Thủy (trú tại thôn Hải Phong, xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh), là ngư dân bắt được con cá lạ cho biết: “Vào khoảng 11 giờ 45 vào trưa ngày 31-10, trong lúc đang kéo lưới đánh cá ngoài khơi cách xã Kỳ Lợi chừng 4 hải lý thì thấy một vật nặng mắc vào lưới, khi kéo lên mới phát hiện vật nặng đó là một con cá rất to và lạ. Lần đầu tiên tôi thấy con cá lạ thế này nên tôi đã báo về cho gia đình tập trung ngư dân trong xã ra bắt. Sau 2 giờ vật lộn mới đưa được cá vào bờ”.

02/11/2013
Nhiều Chính Sách Giúp Ngư Dân Bám Biển Nhiều Chính Sách Giúp Ngư Dân Bám Biển

Ngư dân khai thác hải sản ngày càng khó khăn do giá nhiên liệu tăng cao, giá cá bấp bênh trong khi ngư trường ngày càng cạn kiệt. Để giúp ngư dân ổn định sản xuất, gắn bó với nghề và vươn ra khơi xa, thời gian qua nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân luôn được các cấp, ngành, địa phương quan tâm triển khai.

02/11/2013
Bốn Mùa Rau Thơm Bốn Mùa Rau Thơm

Không tốn đất mà thu nhập lại cao - đó là ưu thế của cây rau thơm được nhiều hộ dân ở thôn Ba, xã Tân Mỹ (TP Bắc Giang) lựa chọn sản xuất.

02/11/2013
Vào Vụ Thu Hoạch Quýt Vào Vụ Thu Hoạch Quýt

Huyện Bạch Thông là địa phương có diện tích trồng cây cam, quýt lớn nhất tỉnh Bắc Kạn. Thời điểm này quýt bắt đầu chín, nông dân các xã trong huyện đang tập trung thu hái và xuất bán cho các tư thương.

02/11/2013