Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Có trên 10.000 ha vườn cây ăn quả chuyên canh

Có trên 10.000 ha vườn cây ăn quả chuyên canh
Ngày đăng: 09/10/2015

Đáng chú ý, trong số kể trên, có trên 10.000 ha vườn trồng cây ăn quả chuyên canh với các giống cây chủ lực, có giá trị kinh tế lớn: sầu riêng, cây có múi, mít siêu sớm, vú sữa lò rèn…

Huyện có lợi thế nằm ven sông Tiền, nước ngọt quanh năm mang nguồn phù sa bồi bổ đất đai, thích hợp để trồng nhiều loại cây ăn quả đặc sản, có giá trị kinh tế cao, được thị trường ưa chuộng.

Ngoài ra, đúc kết kinh nghiệm đối phó với thiên tai, lũ lụt hàng năm, tỉnh đã đầu tư hoàn thiện hai ô bao ngăn lũ Đông – Tây Bà Rài không những ngăn chận lũ lụt mà còn giúp nông dân tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng phát huy tiềm năng kinh tế vườn cây ăn quả đặc sản, giúp hộ dân tăng thu nhập, đẩy mạnh tốc độ giảm nghèo nông thôn.

Chỉ riêng cây sầu riêng đã mở rộng diện tích vùng chuyên canh lên trên 6.000 ha, lớn nhất tỉnh Tiền Giang, hàng năm mang lại nguồn lợi kinh tế lớn.

Nhờ cây trồng này mà các xã vùng căn cứ kháng chiến cũ trước đây: Long Trung, Long Tiên, Tam Bình, Ngũ Hiệp… đã giàu có hẳn lên.

Ngoài ra, để phát huy tiềm năng và thế mạnh cây ăn quả, huyện Cai Lậy cũng tăng cường khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật canh tác, đặc biệt là xử lý cho trái mùa nghịch tránh tình trạng trúng mùa, mất giá.

Nhờ vậy, thiết thực giúp bà con giải quyết đầu ra hợp lỳ cho nông sản chủ lực, giúp kinh tế vườn chuyên canh trở thành mũi nhọn kinh tế của địa phương thời kỳ đổi mới và hội nhập.


Có thể bạn quan tâm

Hạt Tiêu Lại Hạt Tiêu Lại "Được Giá Thì Mất Mùa"

Giá tiêu hiện ở mức khoảng 130.000-150.000 đồng/kg, tùy loại. Theo dự báo, giá tiêu có thể tăng thêm, bởi nhu cầu thế giới tăng, trong khi sản lượng tiêu ở các nước như Indonesia, Ấn Độ… đều giảm. Thế nhưng, niềm vui của người trồng tiêu trên địa bàn tỉnh không được trọn vẹn bởi điệp khúc “được giá - mất mùa”.

26/11/2013
Mô Hình Cánh Đồng Mía Mẫu Hướng Đến Sản Xuất Bền Vững Mô Hình Cánh Đồng Mía Mẫu Hướng Đến Sản Xuất Bền Vững

Sở NN-PTNT Phú Yên đang triển khai mô hình cánh đồng mía mẫu tại 3 huyện miền núi Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh với tổng diện tích 40ha. Mô hình được áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất đồng bộ từ các khâu làm đất, trồng, thu hoạch; sử dụng phân bón phù hợp với chất đất và chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật, hướng đến một nền nông nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường.

26/11/2013
Trà Vinh Sử Dụng Thùng Nhựa Ủ Rác Hữu Cơ Chuyển Hóa Thành Phân Compost Trà Vinh Sử Dụng Thùng Nhựa Ủ Rác Hữu Cơ Chuyển Hóa Thành Phân Compost

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Trà Vinh phối hợp với xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè (Trà Vinh) triển khai thí điểm mô hình sử dụng thùng nhựa ủ rác hữu cơ trong sinh hoạt hàng ngày chuyển hóa thành phân compost để bón cho cây trồng và bảo vệ môi trường.

26/11/2013
Tái Quy Hoạch Cây Cao Su Tái Quy Hoạch Cây Cao Su

Nước mắt của những người trồng cao su chưa kịp khô sau các cơn bão số 10, số 11 thì bão Haiyan lại tiếp tục khiến họ thót tim. Nỗi lo, nước mắt, chuyện tái nghèo… sẽ còn kéo dài nếu người dân cứ mãi đánh cược với “vàng trắng” trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay.

26/11/2013
Trước Tình Trạng Đàn Sóc Hoành Hành Vườn Ca Cao Trước Tình Trạng Đàn Sóc Hoành Hành Vườn Ca Cao

Huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) có hơn 1.450 ha ca cao trồng xen trong vườn dừa, tập trung nhiều nhất tại các xã Xuân Đông, Hòa Định, Bình Ninh và An Thạnh Thủy. Hiện nay, hầu hết các xã có vườn ca cao đều xuất hiện đàn sóc hoang dã gây hại.

26/11/2013