Có thể xuất khẩu 1,1 triệu tấn cao su thiên nhiên

Bà Trần Thị Thúy Hoa - Chánh văn phòng Hiệp hội Cao su Việt Nam cho biết, hiện nay ngành cao su đứng trước thực trạng tồn kho tăng, dẫn đến áp lực giảm giá.
Bên cạnh đó, mặc dù có tới 70 thị trường xuất khẩu cao su, việc xuất khẩu mặt hàng này vẫn lệ thuộc nhiều vào Trung Quốc.
Tuy nhiên, điều đáng mừng là trước kia thị trường này chiếm tới 70% giá trị xuất khẩu, hiện nay, với nỗ lực đa dạng hóa thị trường của các doanh nghiệp trong ngành, tỷ lệ này xuống dưới 50%.
Cùng với đó, các thị trường mới nổi như Malaysia, Ấn Độ có mức tăng trưởng tốt, thị trường Mỹ duy trì ổn định.
Bà Hoa cho biết, việc giảm thuế xuất khẩu từ 3% về 0% cũng tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp xuất khẩu cao su giảm bớt gánh nặng.
Do đó, khả năng xuất khẩu cao su thiên nhiên trong năm 2015 có thể đạt 1,1 triệu tấn, tăng nhẹ khoảng 3,2% về lượng, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,6 tỷ USD (giảm khoảng 10% so với năm 2014).
Có thể bạn quan tâm

Sau gần 1 năm, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trước thời cơ và thách thức mới của nền nông nghiệp, năm 2008, Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa X) đã ra Nghị quyết 26 về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.

Sau gần 5 năm xây dựng Chương trình nông thôn mới tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ mới có 8/43 xã hoàn thành. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, ở đây làm chậm nhưng chắc.

Hơn 10 năm trước cánh đồng thôn Tuấn Tú, xã An Hải, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) hoang hóa bạc màu. Từ năm 2010, ND thôn Tuấn Tú đã mạnh dạn trồng cây măng tây. Nhờ vậy, thu nhập của bà con tăng lên đáng kể.

Đó là tuyến đường bê tông nội thôn chỉ mất 12 ngày cho việc hoàn thành và đưa vào sử dụng tại thôn Ngầu 1 xã Võ Lao (Văn Bàn, Lào Cai). Đây là một dấu ấn mới, một thành tích đáng tự hào trong việc huy động sức dân để xây dựng nông thôn mới của thôn Ngầu 1.

Ông Nguyễn Phước Quang (ấp Bờ Dâu, xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang) đã có sáng kiến độc đáo khi biến phế phẩm của cây chuốt hột thành sợi nguyên liệu để làm nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ…