Hưng Yên công nhận 7 cây nhãn đầu dòng
Điều kiện cây nhãn được xét bình tuyển phải được trồng ít nhất 8 năm và có trên 3 năm cho ra quả liên tục.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT trao giấy chứng nhận cho những hộ có nhãn đầu dòng năm 2015
Qua kết quả bình tuyển, hội đồng bình tuyển đã lựa chọn và công nhận 7 cây nhãn đạt tiêu chuẩn đầu dòng, trong đó 4 cây chín sớm, 3 cây chín chính vụ; có 9 cây đủ tiêu chuẩn nhân giống gồm 5 cây chín sớm, 3 cây chín chính vụ, 1 cây chín muộn.
Việc bình tuyển nhằm mục đích đánh giá, tuyển chọn những cây nhãn có nguồn gen quý đưa vào phục tráng, bảo tồn và nhân rộng diện tích để nâng cao chất lượng sản phẩm cho các vùng chuyên canh nhãn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, đồng thời lựa chọn những giống nhãn cho năng suất cao, chất lượng tốt, có giá trị kinh tế cao để đưa vào sản xuất đại trà.
Các chủ vườn mong muốn tỉnh tiếp tục có chính sách hỗ trợ thông qua các chương trình, dự án nhằm lưu trữ, bảo tồn và phát triển các nguồn gen quý hiếm để nhãn lồng Hưng Yên thực sự là cây đặc sản có giá trị.
Có thể bạn quan tâm

Sản xuất theo quy trình VietGAP hiện là một trong những chương trình trọng điểm của Ngành nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh, phù hợp với xu hướng và nhu cầu của người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm nhiều đến sức khỏe của mình. Chính vì thế họ đòi hỏi khắt khe những sản phẩm sản xuất ra phải thật sự đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mẫu mã đẹp và tiện sử dụng...

Dúi (có nơi còn gọi là con rúi) được xếp vào loại đặc sản; thịt dúi ngon, mát, giầu đạm. Đây là loại con dễ nuôi, chi phí rất thấp, ít tốn diện tích.

Tổn thất sau thu hoạch lúa gạo tại ĐBSCL hiện nay vẫn còn khá cao, 13,7%, tương đương thiệt hại 635 triệu USD/năm. Trong số này, chiếm cao nhất là khâu phơi sấy mất 4,2%, thu hoạch 3%, xay xát 3%, bảo quản 2,6%, vận chuyển 0,9%. Nếu như tất cả các khâu thu hoạch đều có khiếm khuyết thì tổn thất có thể lên đến 20,6%

Trong một thí nghiệm gần đây thuộc khuôn khổ chương trình nghiên cứu về cá tuyết (CODTECH) do Hội đồng Nghiên cứu Nauy tài trợ, các chuyên gia nghiên cứu về thuỷ sản đã tiến hành so sánh hiệu quả giữa việc sử dụng vi tảo tươi, tảo đóng bánh và bột đất sét trong việc xử lý mùn bã hữu cơ và vi khuẩn trong bể ương ấu trùng trong nuôi cá tuyết.

Năm 1996, Cty Thương mại Nông nghiệp Charoen Pokphand (C.P) đã sản xuất giống cá rô phi đỏ Tabtim nuôi trong lồng bằng cách lai chéo giống rô phi đen, rô phi đỏ Đài Loan và giống rô phi đỏ Florida.