Có sức người, sỏi đá cũng thành cơm

Những ngày đầu lập nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, gian khổ nhưng vợ chồng ông vẫn quyết tâm bám trụ với niềm tin “có sức người, sỏi đá cũng thành cơm”.
Ông đã chọn cây cam, chanh để phát triển kinh tế gia đình.
Thời điểm đó, KHKT chưa phát triển, sức tiêu thụ của thị trường hạn chế nên vườn cây không mang lại hiệu quả, kinh tế gia đình vì thế cũng không có gì khấm khá.
Đến năm 2002, gia đình ông bắt đầu chú trọng việc trồng cam, chanh.
Ngày lại ngày, vợ chồng ông tự khai hoang đồi núi trọc, đào đất lật cỏ, ươm mầm xanh cây ăn quả.
Nhờ đó, diện tích vườn cây ăn quả ngày càng được mở rộng.
Với sự cần cù, chịu thương, chịu khó, đồi núi trọc ở khu vực hẻo lánh ngày nào đã được bàn tay vợ chồng ông phủ lên màu xanh hoa trái.
Đến thời điểm này, gia đình ông đã có trên 500 gốc cam, chanh các loại, trong đó, hơn nửa diện tích đã cho thu hoạch.
Năm 2014, thời tiết thuận lợi, cộng với chăm sóc tốt nên vườn cây cho năng suất cao.
Cuối năm, ông xuất bán ra thị trường hơn 3 tấn chanh và 2 tấn cam, thu về trên 150 triệu đồng.
Bên cạnh phát triển vườn đồi, ông còn chăn nuôi bò.
Hiện tại, ông nuôi 5 con bò nái, hàng năm, xuất bán 5 con bê, thu về trên 50 triệu đồng.
Năm 2015, xã Đức Lĩnh dồn sức về đích xây dựng nông thôn mới, hộ ông Lữ Thanh Bình được chọn là một trong 10 gia đình xây dựng khu vườn mẫu.
Đây vừa là niềm vui, niềm vinh dự cho gia đình, nhưng trách nhiệm cũng hết sức nặng nề.
Các cấp, ngành hướng dẫn tích cực, trong đó, cán bộ hội nông dân đến tận nhà, hướng dẫn thực hiện các quy trình xây dựng khu vườn mẫu, định hướng quy hoạch, bố trí các khu vực chăn nuôi, diện tích trồng cây ăn quả chủ lực, hàng rào cây xanh hợp lý, hài hòa giữa cây trồng và vật nuôi, không gian nhà ở và các công trình phụ trợ…
Trên cơ sở đó, ông đã đầu tư xây dựng thêm một số hạng mục còn thiếu.
Đến tham quan mô hình vườn mẫu của ông Bình, điều dễ nhận thấy là quy hoạch bài bản, cây trồng, vật nuôi bố trí hợp lý, diện tích cây xanh nhiều, đặc biệt ấn tượng với vườn cây ăn quả cho thu nhập cao.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, gia đình ông Lữ Thanh Bình còn thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, gương mẫu đi đầu trong các phong trào do địa phương phát động; luôn sống chan hòa, tình nghĩa với bà con lối xóm.
Ông là tấm gương sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới của huyện Vũ Quang.
Có thể bạn quan tâm

Không ruộng, vườn sản xuất, không nghề nghiệp nên cái nghèo đeo đẳng vợ chồng anh Lê Văn Phúc (xã Tân Quới Trung- Vũng Liêm - Vĩnh Long) ngay từ ngày họ về chung sống với nhau.

Từ sau Tết Nguyên đán Giáp ngọ đến nay, giá bán thanh long vẫn đứng ở mức cao trong khi phần lớn các loại trái cây khác đều có xu hướng sụt giảm so với thời điểm trước và trong Tết.

Đang vào vụ nuôi tôm năm 2014, nhiều người nuôi đã xử lý xong ao hồ để chuẩn bị thả giống. Tuy nhiên, do thời tiết không thuận lợi nên người nuôi chưa dám thả con giống.

Hàng ngày, người dân trong khu phố thấy anh lặn lội đi cắt cỏ, hái rau về nuôi thỏ, nhặt nhạnh từng cọng rác từ quầy ép nước mía về làm “ổ” cho dế...

Ông Trần Văn Ngà, Phó giám đốc Nhà máy đường Biên Hòa - Trị An, cho biết đến thời điểm này, nhà máy đã mua khoảng 4.600 tấn mía bị cháy của nông dân, tương đương khoảng 90 hécta, giảm khá nhiều so với vụ mía năm trước. Đồng thời, ông Ngà cho hay, nhà máy dự kiến đến cuối vụ sẽ hoàn lại số tiền đã trừ của các hộ có mía bị cháy.