Có sức người, sỏi đá cũng thành cơm

Những ngày đầu lập nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, gian khổ nhưng vợ chồng ông vẫn quyết tâm bám trụ với niềm tin “có sức người, sỏi đá cũng thành cơm”.
Ông đã chọn cây cam, chanh để phát triển kinh tế gia đình.
Thời điểm đó, KHKT chưa phát triển, sức tiêu thụ của thị trường hạn chế nên vườn cây không mang lại hiệu quả, kinh tế gia đình vì thế cũng không có gì khấm khá.
Đến năm 2002, gia đình ông bắt đầu chú trọng việc trồng cam, chanh.
Ngày lại ngày, vợ chồng ông tự khai hoang đồi núi trọc, đào đất lật cỏ, ươm mầm xanh cây ăn quả.
Nhờ đó, diện tích vườn cây ăn quả ngày càng được mở rộng.
Với sự cần cù, chịu thương, chịu khó, đồi núi trọc ở khu vực hẻo lánh ngày nào đã được bàn tay vợ chồng ông phủ lên màu xanh hoa trái.
Đến thời điểm này, gia đình ông đã có trên 500 gốc cam, chanh các loại, trong đó, hơn nửa diện tích đã cho thu hoạch.
Năm 2014, thời tiết thuận lợi, cộng với chăm sóc tốt nên vườn cây cho năng suất cao.
Cuối năm, ông xuất bán ra thị trường hơn 3 tấn chanh và 2 tấn cam, thu về trên 150 triệu đồng.
Bên cạnh phát triển vườn đồi, ông còn chăn nuôi bò.
Hiện tại, ông nuôi 5 con bò nái, hàng năm, xuất bán 5 con bê, thu về trên 50 triệu đồng.
Năm 2015, xã Đức Lĩnh dồn sức về đích xây dựng nông thôn mới, hộ ông Lữ Thanh Bình được chọn là một trong 10 gia đình xây dựng khu vườn mẫu.
Đây vừa là niềm vui, niềm vinh dự cho gia đình, nhưng trách nhiệm cũng hết sức nặng nề.
Các cấp, ngành hướng dẫn tích cực, trong đó, cán bộ hội nông dân đến tận nhà, hướng dẫn thực hiện các quy trình xây dựng khu vườn mẫu, định hướng quy hoạch, bố trí các khu vực chăn nuôi, diện tích trồng cây ăn quả chủ lực, hàng rào cây xanh hợp lý, hài hòa giữa cây trồng và vật nuôi, không gian nhà ở và các công trình phụ trợ…
Trên cơ sở đó, ông đã đầu tư xây dựng thêm một số hạng mục còn thiếu.
Đến tham quan mô hình vườn mẫu của ông Bình, điều dễ nhận thấy là quy hoạch bài bản, cây trồng, vật nuôi bố trí hợp lý, diện tích cây xanh nhiều, đặc biệt ấn tượng với vườn cây ăn quả cho thu nhập cao.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, gia đình ông Lữ Thanh Bình còn thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, gương mẫu đi đầu trong các phong trào do địa phương phát động; luôn sống chan hòa, tình nghĩa với bà con lối xóm.
Ông là tấm gương sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới của huyện Vũ Quang.
Có thể bạn quan tâm

Nằm trên dãy núi Nưa của xã Phú Nhuận, huyện Như Thanh, trang trại của thầy giáo Ngợi bao gồm hơn 200 con trâu, bò, hàng trăm con dê, lợn, gà. Trải qua gần 6 năm phấn đấu, nỗ lực, giờ đây ước tính trang trại trên 30 ha đất núi của thầy với tổng giá trị trên 5 tỷ đồng.

Giúp nông dân nuôi bò sữa có nguồn thu nhập ổn định, người tiêu dùng có được sản phẩm chất lượng là mục tiêu của Công ty FrieslandCampina Việt Nam trong hơn 17 năm qua

Trên địa bàn tỉnh Nam Định hiện có 52 trại sản xuất giống thuỷ sản, mỗi năm sản xuất trên 8 tỷ con giống các loại, dẫn đầu các tỉnh miền Bắc và bắc miền Trung. Chất lượng giống thuỷ sản sản xuất trong tỉnh được đánh giá cao không chỉ đáp ứng nhu cầu nuôi trong tỉnh mà còn cung cấp lượng giống khá lớn cho các tỉnh miền Bắc và bắc miền Trung.

Trung tâm Khuyến nông Phú Thọ phối hợp với Trạm Khuyến nông Thanh Thủy và Công ty TNHH Dekalb Việt Nam thực hiện mô hình trồng ngô mật độ cao trên diện tích 3 ha. Mô hình trồng thử nghiệm giống ngô DK8868, với khoảng cách hàng cách hàng 60-65 (cm), cây cách cây 20-25 (cm) kết hợp bón phân NPK khép kín, mật độ 6,5-7 vạn cây/ha.

Với tiềm năng về thuỷ sản với hơn 220.000 ha nuôi tôm, trong đó có trên 5.000 ha tôm nuôi công nghiệp, tuy nhiên, gần đây có gần 400 ha tôm bị bệnh mà nguyên nhân được ngành chức năng xác định là do dịch bệnh, tôm bị nhiễm độc. Yêu cầu thực tế đặt ra là tìm một hướng đi mới nhằm đa dạng hơn nữa nghề nuôi tôm.