Cơ sở nấm an toàn

Đặc biệt tận dụng tốt phế thải ở nông thôn như mùn cưa, rơm rạ. Nhờ có vùng nguyên liệu sẵn có, sự ham học hỏi đến nay mô hình sản xuất nấm của gia đình ông Phạm Văn Mộc đã mở rộng lên tới 3 ha với 60 đến 70 công nhân khi vào vụ. Mỗi năm cho thu hoạch 60 tấn nấm, 15 đến 20 tấn mọc nhĩ.
Chia sẻ về những khó khăn trong nghề trồng nấm, chị Phạm Phương Nam con gái ông Phạm Văn Mộc cho rằng: mỗi lần trên thị trường có các thông tin không chính xác về chất lượng, nguồn gốc của nấm thì khi đó, thị trường nấm ngoại thành rớt giá thê thảm từ chỗ 12.000 đồng đến 25.000 đồng xuống chỉ còn 6.000 đến 7.000 đồng/kg, rẻ như rau, chúng tôi lỗ nặng.
Tuy nhiên, theo chị Nam, người tiêu dùng yên tâm lựa chọn các loại nấm phổ thông như nấm rơm, nấm sò… đều là nấm do Việt Nam sản xuất, còn các loại nấm cao cấp thì vẫn còn ít cơ sở sản xuất được nên đa phần nhập khẩu. Và nấm của cơ sở nấm của gia đình ông Phạm Văn Mộc chủ yếu là nấm sò và nấm rơm, bảo đảm hàng thu hái trong ngày, tươi ngon, không chất bảo quản.
Địa chỉ: Cơ sở sản xuất nấm, mọc nhĩ Phạm Văn Mộc, Phạm Phương Nam xã Phương Trung, huyện Thanh Oai
ĐT: 0169.259.7899
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm gần đây, người nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu) bị thiệt hại do dịch bệnh, do nguồn nước mặn cung cấp cho ao nuôi trong mùa mưa liên tục bị thiếu hụt. Để cải thiện tình hình này, nhiều hộ nông dân trong huyện áp dụng phương pháp ương nuôi tôm trong nhà vèo và thu được kết quả khả quan.

Từng làm việc trong một doanh nghiệp ngành Than với mức lương ổn định trên 7 triệu đồng/tháng thế nhưng Đinh Hữu Hiền (khu 6, phường Bắc Sơn, TP Uông Bí, Quảng Ninh) đã quyết định nghỉ việc để về nhà nuôi gà. Anh Hiền tâm sự: Thời điểm cách đây 5 năm, 7 triệu cũng là to, với mức thu nhập ấy nhiều người muốn xin vào làm.

Với sự hỗ trợ tích cực của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Quảng Bình đang đi những bước cuối cùng chuyển toàn bộ khu nuôi tôm công nghiệp 120ha của Công ty Sông Gianh cho người dân xã Phú Trạch sản xuất trong tháng 9, chấm dứt việc bỏ hoang gần 10 năm nay.

Với quy mô kinh tế gia đình, nông dân nhiều địa phương ở An Giang đã tổ chức nuôi trồng và chế biến thủy sản theo hướng dẫn kỹ thuật, đầu tư đồng vốn trong điều kiện có được, tận dụng ngày công lao động… tạo ra nguồn thu nhập đáng kể, vừa giúp ích việc làm cho số đông hộ nghèo ở xóm, ấp, vừa có khả năng nhân rộng trên địa bàn dân cư và phát triển mạnh ở nông thôn.

Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang phát triển ngành thủy sản theo hướng hội nhập bền vững với chỉ tiêu đến năm 2020 diện tích nuôi trồng đạt 1 triệu ha mặt nước, sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 2,5 triệu tấn, trong đó có 450.000 tấn tôm.