Cơ sở nấm an toàn

Đặc biệt tận dụng tốt phế thải ở nông thôn như mùn cưa, rơm rạ. Nhờ có vùng nguyên liệu sẵn có, sự ham học hỏi đến nay mô hình sản xuất nấm của gia đình ông Phạm Văn Mộc đã mở rộng lên tới 3 ha với 60 đến 70 công nhân khi vào vụ. Mỗi năm cho thu hoạch 60 tấn nấm, 15 đến 20 tấn mọc nhĩ.
Chia sẻ về những khó khăn trong nghề trồng nấm, chị Phạm Phương Nam con gái ông Phạm Văn Mộc cho rằng: mỗi lần trên thị trường có các thông tin không chính xác về chất lượng, nguồn gốc của nấm thì khi đó, thị trường nấm ngoại thành rớt giá thê thảm từ chỗ 12.000 đồng đến 25.000 đồng xuống chỉ còn 6.000 đến 7.000 đồng/kg, rẻ như rau, chúng tôi lỗ nặng.
Tuy nhiên, theo chị Nam, người tiêu dùng yên tâm lựa chọn các loại nấm phổ thông như nấm rơm, nấm sò… đều là nấm do Việt Nam sản xuất, còn các loại nấm cao cấp thì vẫn còn ít cơ sở sản xuất được nên đa phần nhập khẩu. Và nấm của cơ sở nấm của gia đình ông Phạm Văn Mộc chủ yếu là nấm sò và nấm rơm, bảo đảm hàng thu hái trong ngày, tươi ngon, không chất bảo quản.
Địa chỉ: Cơ sở sản xuất nấm, mọc nhĩ Phạm Văn Mộc, Phạm Phương Nam xã Phương Trung, huyện Thanh Oai
ĐT: 0169.259.7899
Có thể bạn quan tâm

Theo khuyến cáo của ngành Nông nghiệp, tháng 7 là thời điểm thích hợp cho việc thả nuôi tôm vụ mùa mới, bởi không chỉ thuận lợi về điều kiện thời tiết, nguồn nước, môi trường, mà dự báo giá tôm nguyên liệu sẽ tăng trở lại trong những tháng cuối năm. Hiện, tại các địa phương vùng Nam Cà Mau, người nuôi tôm đang khẩn trương việc cải tạo ao, đầm theo đúng quy trình kỹ thuật, tất bật với các hoạt động thả nuôi, chăm sóc, bảo vệ, hứa hẹn một mùa thắng lợi.

Ở các tỉnh vùng Đông Nam bộ, nguồn lợi thủy sản tự nhiên trên các sông, hồ, kênh, rạch nội đồng rất phong phú và đa dạng. Song những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản tự nhiên đã giảm mạnh một cách đáng báo động.

Với điều kiện tương đối thuận lợi, nguồn nước dồi dào, thiên nhiên ưu đãi, những năm qua, xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đã phát huy lợi thế, đẩy mạnh việc nuôi trồng thủy sản, tăng thu nhập, góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo cho người dân.

Mới đây, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị sơ kết đề án thí điểm tổ chức “khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi” ở TP Tuy Hòa (Phú Yên).

Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn vừa có thông báo cho phép khai thác một số loài hải đặc sản tại vùng biển Bình Thuận. Theo đó, từ ngày 1/8/2015 đến hết ngày 31/3/2016, các tổ chức, cá nhân được khai thác các loài hải đặc sản bằng nghề lặn gồm sò lông, điệp quạt, dòm nâu, bàn mai, nghêu lụa trên toàn vùng biển Bình Thuận.