Cơ sở đóng mới tàu cá đủ điều kiện hoạt động còn ít

Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện để các cơ sở đóng tàu trong tỉnh đầu tư nâng cao năng lực đóng tàu, phục vụ nhu cầu đóng mới tàu cá công suất lớn của ngư dân trong tỉnh.
Để đủ điều kiện được cho phép hoạt động theo quy định, năm 2014, Công ty TNHH MTV 19.5 ở xã Bình Châu (Bình Sơn) bắt đầu đầu tư mở rộng nhà xưởng, bến bãi. Đến nay, với vốn đầu tư hơn 3 tỷ đồng, xưởng đóng mới và sửa chữa tàu thuyền của công ty đã có đủ năng lực đóng tàu có công suất tới 1.000 mã lực.
Ông Trương Tày - Chủ xưởng đóng mới và sửa chữa tàu thuyền này cho biết, trước đây, cơ sở đóng tàu rất nhỏ, kinh phí đầu tư ban đầu chỉ 700 triệu đồng. Thời điểm này, cơ sở chúng tôi đã đủ điều kiện đóng mới, sửa chữa tàu công suất lớn theo quy định mới, bến bãi đã được mở rộng, đội thợ có khoảng 25 người.
HTX đóng sửa tàu thuyền Cổ Lũy (Nghĩa Phú, TP.Quảng Ngãi) là cơ sở đóng tàu lớn nhất của tỉnh với diện tích hơn 2ha. Mỗi năm trung bình cơ sở này đóng mới từ 50 – 60 tàu cá công suất từ 450CV trở lên và sửa chữa hàng trăm tàu cá khác. Cơ sở này không chỉ đóng mới tàu cá công suất lớn cho ngư dân trong tỉnh mà còn được nhiều ngư dân các tỉnh đến đặt đóng. Vào mùa cao điểm, cơ sở thu hút khoảng 200 thợ lành nghề đến làm việc.
Ông Phan Như Huỳnh – Phó Chủ nhiệm HTX cho biết, thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ và chỉ đạo của UBND tỉnh, xét về các điều kiện thì cơ sở đảm bảo hầu hết các tiêu chí. Tuy nhiên, có một thực tế là hàng trăm thợ đóng tàu ở đây đều là thợ giỏi, có nhiều kinh nghiệm và đã đóng rất nhiều tàu lớn cho ngư dân khắp các vùng trong cả nước, nhưng hầu hết họ làm việc bằng kinh nghiệm là chủ yếu, không qua trường lớp, nên không thể đọc được bản vẽ thiết kế của tàu theo quy định. Để giải quyết vấn đề này, hiện tại HTX đã cho đi đào tạo một số thợ đóng tàu nhằm nâng cao tay nghề, đồng thời cũng để đáp ứng các tiêu chuẩn theo Thông tư của Bộ NN&PTNT.
Với chủ trương hiện đại hóa tàu thuyền để vươn khơi đánh bắt dài ngày trên biển thì chất lượng phương tiện tàu cá quyết định sự an toàn và hiệu quả kinh tế trong từng phiên biển. Vì vậy, việc siết chặt quản lý và nâng cao chất lượng đóng tàu ở các cơ sở đóng tàu là rất cần thiết.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 29/01/2015, tại Đồng Tháp, Tổng cục Thủy sản phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Đồng Tháp tổ chức Hội nghị “Bàn giải pháp trong sản xuất và quản lý nhằm nâng cao chất lượng giống cá tra”. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Huy Điền chủ trì Hội nghị.

Hiện nay là mùa đánh bắt ghẹ, mỗi đêm một ngư dân thu nhập vài triệu đồng từ nghề nhá kẹp, nếu trúng có thể lên đến hàng chục triệu đồng. Nghề này đang thịnh hành ở nhiều địa phương của TX Sông Cầu (Phú Yên), góp phần đem lại thu nhập ổn định cho ngư dân…

Tại cuộc họp, đại diện Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) và Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, đến thời điểm này, chúng ta vẫn đang nỗ lực kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh và các loại virus cúm trên gia cầm nhưng nguy cơ lây nhiễm virus cúm A H7N9 từ nước ngoài vào Việt Nam là rất cao vì ở Trung Quốc đã phát hiện thêm nhiều ca nhiễm mới.

Thông tin từ các trại chăn nuôi heo ở TX.Dĩ An, TX.Thuận An, TX.Bến Cát (Bình Dương) cho biết, giá heo xuất chuồng vừa tiếp tục giảm thêm 1.000 đồng/ kg, còn từ 43.000 - 46.000 đồng/kg, tùy loại. Như vậy, so với tháng trước, giá thịt heo xuất chuồng đã giảm khoảng 3.000 đồng/kg.

Sở đã gửi văn bản kiến nghị với Bộ NN-PTNT một số vấn đề như: Bổ sung giống gà ri Ninh Hòa vào danh mục giống gia cầm được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam; đưa giống vào chương trình hỗ trợ giống gốc hàng năm của Bộ; hỗ trợ kinh phí giúp địa phương nghiên cứu, nuôi giữ giống gốc, bảo tồn và phát triển giống đạt hiệu quả.