Cơ sở đóng mới tàu cá đủ điều kiện hoạt động còn ít

Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện để các cơ sở đóng tàu trong tỉnh đầu tư nâng cao năng lực đóng tàu, phục vụ nhu cầu đóng mới tàu cá công suất lớn của ngư dân trong tỉnh.
Để đủ điều kiện được cho phép hoạt động theo quy định, năm 2014, Công ty TNHH MTV 19.5 ở xã Bình Châu (Bình Sơn) bắt đầu đầu tư mở rộng nhà xưởng, bến bãi. Đến nay, với vốn đầu tư hơn 3 tỷ đồng, xưởng đóng mới và sửa chữa tàu thuyền của công ty đã có đủ năng lực đóng tàu có công suất tới 1.000 mã lực.
Ông Trương Tày - Chủ xưởng đóng mới và sửa chữa tàu thuyền này cho biết, trước đây, cơ sở đóng tàu rất nhỏ, kinh phí đầu tư ban đầu chỉ 700 triệu đồng. Thời điểm này, cơ sở chúng tôi đã đủ điều kiện đóng mới, sửa chữa tàu công suất lớn theo quy định mới, bến bãi đã được mở rộng, đội thợ có khoảng 25 người.
HTX đóng sửa tàu thuyền Cổ Lũy (Nghĩa Phú, TP.Quảng Ngãi) là cơ sở đóng tàu lớn nhất của tỉnh với diện tích hơn 2ha. Mỗi năm trung bình cơ sở này đóng mới từ 50 – 60 tàu cá công suất từ 450CV trở lên và sửa chữa hàng trăm tàu cá khác. Cơ sở này không chỉ đóng mới tàu cá công suất lớn cho ngư dân trong tỉnh mà còn được nhiều ngư dân các tỉnh đến đặt đóng. Vào mùa cao điểm, cơ sở thu hút khoảng 200 thợ lành nghề đến làm việc.
Ông Phan Như Huỳnh – Phó Chủ nhiệm HTX cho biết, thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ và chỉ đạo của UBND tỉnh, xét về các điều kiện thì cơ sở đảm bảo hầu hết các tiêu chí. Tuy nhiên, có một thực tế là hàng trăm thợ đóng tàu ở đây đều là thợ giỏi, có nhiều kinh nghiệm và đã đóng rất nhiều tàu lớn cho ngư dân khắp các vùng trong cả nước, nhưng hầu hết họ làm việc bằng kinh nghiệm là chủ yếu, không qua trường lớp, nên không thể đọc được bản vẽ thiết kế của tàu theo quy định. Để giải quyết vấn đề này, hiện tại HTX đã cho đi đào tạo một số thợ đóng tàu nhằm nâng cao tay nghề, đồng thời cũng để đáp ứng các tiêu chuẩn theo Thông tư của Bộ NN&PTNT.
Với chủ trương hiện đại hóa tàu thuyền để vươn khơi đánh bắt dài ngày trên biển thì chất lượng phương tiện tàu cá quyết định sự an toàn và hiệu quả kinh tế trong từng phiên biển. Vì vậy, việc siết chặt quản lý và nâng cao chất lượng đóng tàu ở các cơ sở đóng tàu là rất cần thiết.
Có thể bạn quan tâm

Hội nghị Kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám nhấn mạnh, việc sử dụng kháng sinh, hóa chất trong ngành thủy sản hiện nay đang trong tình trạng báo động.

UBND tỉnh Bình Định đã chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nuôi yến trong nhà và trồng cây nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở đô thị tại tổ 4, khu vực 5, phường Nhơn Phú, TP Quy Nhơn, do Công ty TNHH Yến Quang làm chủ đầu tư.

Sau gần 5 năm hoạt động sản xuất, tiếp cận thị trường, quảng bá thương hiệu, sản phẩm phân hữu cơ mụn dừa Thanh Thanh (cơ sở sản xuất tại xã Hoài Đức, huyện Hoài Nhơn) không chỉ tạo được uy tín trong huyện mà còn được tin dùng ở nhiều địa phương trong tỉnh.

Thực hiện kế hoạch kiên cố hóa kênh mương năm 2015, có 10 xã xây dựng nông thôn mới của thị xã An Nhơn đăng ký bê tông kiên cố hóa tổng số gần 34 km kênh mương nội đồng trên địa bàn.

Bộ Công Thương (CT) vừa tổ chức Lễ tôn vinh 100 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (CNNTTB) cấp quốc gia - 2015. Đợt này, tỉnh Bình Định có 5 sản phẩm được tôn vinh.