Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cơ hội thoát nghèo từ nghề trồng nấm

Cơ hội thoát nghèo từ nghề trồng nấm
Ngày đăng: 01/12/2015

Tuy mới ra đời nhưng HTX trồng nấm và kinh doanh tổng hợp Hoàng Thành (thôn 8, xã Sơn Trường) đã thu hút sự tham gia đông đảo của bà con nhân dân.

Hiện nấm thành phẩm của HTX gồm 2 loại là nấm sò và nấm mộc nhĩ.

Do nguồn nguyên liệu trồng nấm (mùn cưa cao su) chưa có tại địa phương nên HTX phải nhập từ Trung tâm Nấm ăn và Nấm dược liệu Hà Tĩnh với giá 6.000 đồng/bịch nấm sò và 5.500 đồng/bịch nấm mộc nhĩ.

Năm 2014, trung tâm đã cung cấp 500 bịch nấm mộc nhĩ và 2.000 bịch nấm sò cho HTX.

Không chỉ vậy, trung tâm còn đóng vai trò là đơn vị bao tiêu sản phẩm.

Ngoài ra, “nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho HTX trong sản xuất, dự án SRDP đã đầu tư 169 triệu đồng; đồng thời, hỗ trợ cán bộ kỹ thuật, tổ chức các lớp tập huấn cho bà con nông dân”, cán bộ dự án SRDP phụ trách địa bàn huyện Hương Sơn - Đậu Mạnh Đức nhấn mạnh.

Thành quả sau những ngày chăm bẵm đã thu về “quả ngọt”.

Tính đến tháng 1/2015, HTX được Trung tâm Nấm ăn và Nấm dược liệu Hà Tĩnh tiêu thụ toàn bộ sản phẩm nấm mộc nhĩ với giá bán 100.000 đồng/kg.

Nấm sò, nấm rơm được tiêu thụ tại chỗ và các vùng lân cận với mức giá 30.000 đồng/kg.

Đây được xem là tín hiệu tích cực, tạo đà thúc đẩy người dân phát triển kinh tế.

Trong năm nay, HTX đã mở rộng quy mô về nấm sò (3.000 bịch) và nấm mộc nhĩ (9.000 bịch).

Theo ông Nguyễn Trọng Thành, uớc tính lợi nhuận tăng từ 69.900.000 đồng lên 120.400.000 đồng.

Được biết, trong tương lai, HTX sẽ đầu tư mô hình trồng nấm linh chi để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Trồng nấm còn mang lại hiệu quả về mặt xã hội như tạo việc làm ổn định cho con em địa phương, góp phần cải thiện cuộc sống; giảm tỷ lệ nghèo của xã, riêng các hộ nghèo/cận nghèo trong HTX đã cơ bản thoát nghèo.

Hơn nữa, phát triển nghề trồng nấm góp phần hạn chế tình trạng đốt rơm rạ, tăng khả năng thích ứng với khí hậu cực đoan, giảm tối đa thiệt hại do biến đổi khí hậu.

Chủ tịch UBND xã Sơn Trường Trần Minh Truyền khẳng định: “Nghề trồng nấm có nhiều ưu điểm như chi phí đầu tư ban đầu ít, tận dụng được thời gian nông nhàn và phù hợp với mọi đối tượng lao động.

Với đầu ra ổn định, chúng tôi kỳ vọng mô hình trồng nấm sẽ gặt hái được thành công.

Trong năm 2016, sau khi hoàn tất việc chuyển giao KHCN và tự chủ được nguồn nguyên liệu, nghề trồng nấm sẽ mở ra cơ hội “vàng” cho người dân, giúp địa phương thoát nghèo bền vững”.


Có thể bạn quan tâm

Lão Nông Sang Nhật “Săn” Giống Đậu Bắp Lão Nông Sang Nhật “Săn” Giống Đậu Bắp

Mong muốn tìm ra được loại giống đậu bắp thuần chủng đạt chuẩn, kháng sâu bệnh, năng suất cao, đáp ứng được thị trường xuất khẩu, lão nông Lê Văn Trung (xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, Vĩnh Long) đã sang Nhật và “săn” được giống tốt.

15/06/2013
Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng-Vật Nuôi, Theo Hướng Phát Triển Bền Vững Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng-Vật Nuôi, Theo Hướng Phát Triển Bền Vững

Huyện Thuận Bắc có 6 xã với dân số gần 39.000 người, trong đó dân tộc Raglai và dân tộc Chăm chiếm đến 70%. Tuy là địa phương có diện tích đất tự nhiên tương đối rộng, với gần 320 km2, nhưng phần lớn là đồi núi, đất dốc và sỏi đá, tiềm năng để tạo động lực phát triển còn hạn chế, đời sống đồng bào miền núi còn nhiều khó khăn.

15/06/2013
Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Thep Phương Pháp Sinh Học Đạt Hiệu Quả Cao Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Thep Phương Pháp Sinh Học Đạt Hiệu Quả Cao

Về thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, hỏi những người nuôi tôm ai cũng biết anh Phạm Sơn, người nuôi tôm thẻ đạt hiệu quả nhất của xã Cẩm Thanh nói riêng và thành phố nói chung trong hai năm qua. Một trong những bí quyết thành công của anh là nuôi tôm thẻ theo phương pháp sinh học, hoàn toàn không sử dụng các loại hóa chất trong quá trình nuôi, một hướng nuôi tôm bền vững đang được ngành nông nghiệp khuyến cáo.

15/06/2013
Thoát Nghèo Từ Mô Hình Trang Trại Thoát Nghèo Từ Mô Hình Trang Trại

Những năm gần đây, ở xã miền núi huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định không ít nông dân tận dụng tốt tiềm năng đất đai để đầu tư sản xuất và đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Trong đó có chị Huỳnh Thị Sương ở thôn Định An, thị trấn Vân Canh.

15/06/2013
Nuôi Cá Bống Tượng Xóa Nghèo Nuôi Cá Bống Tượng Xóa Nghèo

Thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, trong những năm gần đây ở xã Phú Long, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp đã có nhiều gia đình khá lên nhờ mô hình nuôi cá bống tượng trong lồng bè. Trong số đó phải kể đến anh Lương Ngọc Hải - một trong số những người đầu tiên nuôi cá bống tượng.

15/06/2013