Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cơ Hội Mắc Ca

Cơ Hội Mắc Ca
Ngày đăng: 07/08/2014

Chính phủ đã ban hành chính sách riêng cho cây mắc ca, các tỉnh cũng đang tái cơ cấu ngành nông nghiệp... sẽ tạo điều kiện để người dân và DN có cơ hội tiếp cận cây trồng này.

"Thị trường mắc ca trên thế giới rất rộng mở, sẽ tạo thuận lợi cho việc phát triển loại cây này. Nếu phát huy tốt mọi nguồn lực thì mắc ca sẽ là cây mũi nhọn, cho thu nhập cao, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn", ông Nguyễn Trí Ngọc (ảnh), Viện trưởng Viện Nghiên cứu & phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây, nguyên Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết.

ông Nguyễn Trí Ngọc (ảnh), Viện trưởng Viện Nghiên cứu & phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây, nguyên Cục trưởng Cục Trồng trọt.

Ông Nguyễn Trí Ngọc , Viện trưởng Viện Nghiên cứu & phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây, nguyên Cục trưởng Cục Trồng trọt.

Theo ông Ngọc, Chính phủ đã ban hành chính sách riêng cho cây mắc ca, các tỉnh cũng đang tái cơ cấu ngành nông nghiệp... sẽ tạo điều kiện để người dân và DN có cơ hội tiếp cận cây trồng này. Vấn đề là chúng ta phải tổ chức sản xuất như thế nào để tạo ra sự đột phá với những sản phẩm mắc ca được thị trường chấp nhận.

- Cụ thể, mắc ca có vị trí như thế nào trong quy hoạch cây trồng, thưa ông?

- Chúng ta đều biết các công nghiệp truyền thống của Việt Nam là cà phê, cao su, hồ tiêu, riêng vùng Tây Bắc hầu như chưa có sản phẩm gì mang tính chất hàng hóa tập trung. Nếu cây mắc ca phát triển với diện tích hàng trăm ngàn ha ở Tây Nguyên và Tây Bắc sẽ hình thành bản đồ sử dụng đất khác hẳn, kéo theo sự phát triển của công nghiệp chế biến và thương mại sản phẩm đa dạng của mắc ca.

Chính vì sản phẩm đa dạng mà mắc ca không bị bó hẹp như cà phê. Nhân hạt mắc ca có thể chế biến thành nhiều sản phẩm của ngành hàng khác nhau như thực phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng…

- Việt Nam có cơ hội gì từ xu thế tiêu dùng mắc ca của thế giới?

- Quá trình phát triển ngành công nghiệp mắc ca của thế giới đã có lịch sử hàng trăm năm, nhưng đến nay tổng diện tích trồng cây mắc ca mới chỉ đạt 80.000 ha, trong khi nguồn cung mới chỉ đáp ứng 25 - 30% nhu cầu. Nguyên nhân do quỹ đất phù hợp yêu cầu sinh thái của cây mắc ca có thể ra hoa kết quả tốt bị hạn chế.

Việt Nam lại có lợi thế về điều kiện tự nhiên, cho nên kỳ vọng phát triển khoảng 200.000 ha mắc ca là hoàn toàn có cơ sở để đáp ứng thị trường tiêu dùng trong và ngoài nước. Việt Nam hướng tới nước phát triển và trước ngưỡng dân số 100 triệu người thì nhu cầu sử dụng sản phẩm cao cấp như mắc ca là rất triển vọng.

- Theo ông, giải pháp nào để phát triển mắc ca bền vững?

- Giải pháp hữu hiệu nhất là sản xuất phải có bài bản, căn cơ, tránh tình trạng chạy theo phong trào, không tính toán khoa học. Vận dụng các chính sách hiện có và đề xuất, chỉnh sửa, bổ sung chính sách mới nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc phát triển mắc ca. Đẩy mạnh giao đất trồng mắc ca bằng nguồn hỗ trợ của các dự án trong và ngoài nước. Xây dựng chính sách đặc thù về phát triển cây mắc ca như hỗ trợ cây giống, khuyến nông - khuyến lâm...

Tận dụng nguồn lao động đang sản xuất cây khác, vì mùa chăm sóc, thu hoạch mắc ca ít trùng với mùa vụ thu hoạch cây công nghiệp (chủ yếu là cà phê). Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp, đặc biệt là cấp xã và những hộ dân, DN trực tiếp tham gia phát triển cây mắc ca.

Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm, đa dạng sản phẩm sau chế biến, sản phẩm đáp ứng được yêu cầu về chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế để dễ dàng tiêu thụ. Tăng cường thông tin về thị trường, giá cả để người sản xuất nắm bắt kịp thời, xác định được kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường.

Liên doanh và ký kết hợp đồng tiêu thụ nhân mắc ca ở những cơ sở chế biến bánh kẹo, dầu giúp người tiêu dùng trong nước làm quen với sản phẩm và từng bước định hướng và chiếm lĩnh thị trường nội địa. Thực hiện bảo hiểm nông nghiệp đối với công tác phát triển cây mắc ca, phòng tránh rủi do do thiên tai và biến động của thị trường.


Có thể bạn quan tâm

Anh Nguyễn Văn Đực Ương Cá Giống Lợi Nhuận Khá Anh Nguyễn Văn Đực Ương Cá Giống Lợi Nhuận Khá

Vài năm trở lại đây nghề ương, ép cá giống ở phường Nhị Mỹ, thị xã Cai Lậy (Tiền Giang) phát triển mạnh, góp phần nâng cao mức sống cho nhiều nông hộ, trong đó có anh Nguyễn Văn Đực ở khu phố Mỹ An.

08/10/2014
Quy Định Mới Về Xuất Khẩu Sang Các Thị Trường Hồi Giáo Quy Định Mới Về Xuất Khẩu Sang Các Thị Trường Hồi Giáo

Trong tháng 6/2014, Đại sứ quán Việt Nam tại Các Tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE) liên tiếp gửi hai công điện về nước đề cập đến quy định mới của Bộ Môi trường và Nước UAE. Đó là từ ngày 01/9/2014, tất cả các lô hàng cá nuôi XK sang UAE phải kèm theo chứng thư có nội dung “Cá nuôi không sử dụng thức ăn có chứa protein của lợn hoặc động vật khác, chỉ được sử dụng protein có nguồn gốc từ biển nhưng không bao gồm protein của cùng loài cá nuôi đó”.

08/10/2014
Bình Thuận Thêm Một Hướng Làm Giàu Cho Nông Dân Bình Thuận Thêm Một Hướng Làm Giàu Cho Nông Dân

Ông Hồ Văn Nhung vốn là cựu thanh niên xung phong của Nông trường quốc doanh La Ngà. Năm 1983, xuất ngũ về quê nhà ở khu phố 5, phường Đức Long, Phan Thiết, Bình Thuận. Thời điểm đó, cuộc sống gia đình ông gặp muôn vàn khó khăn.

08/10/2014
Toàn Tỉnh Lào Cai Có 39.000 Hộ Chăn Nuôi Chủ Động Nguồn Thức Ăn Cho Gia Súc Trong Mùa Đông Toàn Tỉnh Lào Cai Có 39.000 Hộ Chăn Nuôi Chủ Động Nguồn Thức Ăn Cho Gia Súc Trong Mùa Đông

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mùa đông 2014 - 2015, toàn tỉnh Lào Cai có 39.000/65.000 hộ chăn nuôi chủ động được nguồn thức ăn cho khoảng 110.000 gia súc, chủ yếu là dự trữ nguồn thức ăn thô và thức ăn tinh.

08/10/2014
Một Mô Hình Nuôi Chim Bồ Câu Ở Bình Định Đạt Hiệu Quả Một Mô Hình Nuôi Chim Bồ Câu Ở Bình Định Đạt Hiệu Quả

Đó là mô hình của hộ ông Nguyễn Đình Trung, ở thôn An Chánh, xã Tây Bình, huyện Tây Sơn (Bình Định). Ông Trung bắt đầu nuôi chim bồ câu từ lúc mới 16 tuổi, với số lượng 2 - 3 cặp, chủ yếu phục vụ nhu cầu gia đình. Đến nay, ông theo nghề nuôi chim bồ câu đã hơn 45 năm.

08/10/2014