Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cơ hội cho xoài Đồng Nai mở rộng thị trường sang Nhật Bản

Cơ hội cho xoài Đồng Nai mở rộng thị trường sang Nhật Bản
Ngày đăng: 08/07/2015

Trong thời gian qua, những tập đoàn lớn trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu của Nhật Bản đã tiến hành khảo sát thực tế và đánh giá cao chất lượng của trái xoài Đồng Nai, qua đó bày tỏ nhu cầu đặt hàng với sản lượng lớn. Sau khi liên tục tổ chức khảo sát và kiểm tra nghiêm ngặt, Bộ Nông, Lâm, Thủy sản Nhật Bản đã cấp phép cho trái xoài Đồng Nai vào thị trường nước này.

Ông Phạm Minh Đạo, Giám đốc Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Đồng Nai hay: “Mặc dù đã có thông báo về việc cấp phép cho trái xoài Đồng Nai vào thị trường Nhật Bản, nhưng đến thời điểm này, những quy định cụ thể về các tiêu chuẩn đối với trái xoài để có thể nhập vào nước này vẫn chưa được cung cấp”.

Với diện tích 11 ngàn ha, Đồng Nai được xem là một trong những địa phương có diện tích xoài lớn nhất cả nước. Không chờ đợi đến bây giờ, nhiều năm trước, Đồng Nai xác định xoài là một trong ba loại trái cây chủ lực của tỉnh Đồng Nai để tập trung hỗ trợ làm quy trình GAP (thực hành nông nghiệp tốt) hướng đến xuất khẩu.

Theo Sở NN – PTNT Đồng Nai, để tìm đầu ra ổn định cho trái xoài trong tương lai, tỉnh đã “đi trước một bước” là đưa cây xoài vào nhóm cây chủ lực, từ đó có những hỗ trợ về kỹ thuật công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học nhằm tạo ra những vùng chuyên canh rộng lớn, sản lượng nhiều, chất lượng tốt đạt tiêu chuẩn GAP để xuất khẩu.

Ông Phạm Minh Đạo cũng cho biết: “Mục tiêu cuối cũng vẫn là nâng cao thu nhập cho người nông dân trồng xoài. Muốn vậy phải giảm tối đa chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Để làm được điều này, giải pháp tối ưu là áp dụng những công nghệ mới, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng trái xoài, tạo ra sản lượng lớn, đồng đều để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu”.

Bước đầu, Đồng Nai đã hình thành được ba vùng chuyên canh xoài lớn tại các huyện Xuân Lộc, Định Quán, Vĩnh Cửu. Đồng thời, đã hỗ trợ Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, dịch vụ thương mại xoài Suối Lớn ở xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc và HTX nông nghiệp, dịch vụ thương mại, du lịch xoài Phú Lý, xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu có chứng nhận VietGAP với diện tích hơn 80 ha. Bên cạnh đó, Sở NN-PTNT Đồng Nai đang phối hợp với các huyện liên kết ba vùng xoài lại với nhau để tạo thành cánh đồng mẫu lớn, mở rộng diện tích GAP để đáp ứng được các đơn đặt hàng lớn của Nhật Bản và một số nước khác.

Ông Nguyễn Thế Bảo, Giám đốc HTX nông nghiệp, dịch vụ thương mại xoài Suối Lớn nói: “Lợi nhuận từ trồng xoài vụ vừa qua của xã viên trong HTX là hơn 100 triệu đồng/ha, cao gấp hai lần so với các hộ trồng xoài bên ngoài. Có được lợi nhuận cao là do xã viên áp dụng khoa học kỹ thuật đẩy năng suất lên 30 tấn/ha/năm. Ngoài ra, các xã viên xử lý để cây xoài cho ra trái sớm nên có giá bán cao hơn. Những kỹ thuật này ngoài sự nỗ lực của các xã viên của HTX còn được sự hỗ trợ của Sở NN-PTNT Đồng Nai”.

Ông Bảo cũng cho biết thêm, các phái đoàn của Nhật Bản về HTX tìm hiểu và có nhu cầu nhập với số lượng lớn nên việc nghiên cứu rải vụ, xử lý cho xoài ra hoa trái vụ để đảm bảo sản lượng đủ đáp ứng suốt cả năm cũng được HTX nghiên cứu mở rộng. Ngoài ra, công nghệ bảo quản, sau thu hoạch của HTX cũng đang được xúc tiến triển khai. Tất cả đang sẵn sàng để trái xoài đủ điều kiện xâm nhập thị trường khắt khe Nhật Bản. Điều này đồng nghĩa, nếu xoài Đồng Nai đáp ứng được thị trường Nhật Bản thì cũng có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn thị trường khó tính khác như Mỹ và châu Âu.


Có thể bạn quan tâm

Cải Tiến Phương Pháp Thống Kê Nông Nghiệp, Nông Thôn Cải Tiến Phương Pháp Thống Kê Nông Nghiệp, Nông Thôn

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh nhấn mạnh, do đặc điểm nông nghiệp Việt Nam là khu vực rộng lớn, phân tán, SX bị tác động lớn và trực tiếp bởi thiên tai, dịch bệnh và thị trường cộng với việc thông tin thống kê được thu thập qua nhiều cấp nên còn có sự chênh lệch khá lớn giữa báo cáo tiến độ SX với kết quả SX chính thức; chênh lệch giữa sản lượng SX với khối lượng XK và chênh lệch giữa số liệu trong nước với số liệu do các tổ chức quốc tế thẩm định…

09/09/2014
Nỗi Buồn Xuất Khẩu Nông Sản Nỗi Buồn Xuất Khẩu Nông Sản

Việt Nam tự hào vì có sản lượng cà phê, cao su xuất khẩu đứng trong tốp đầu của thế giới. Trong đó, Đồng Nai là một địa phương xuất khẩu lớn các mặt hàng này. Dù vậy, sau bao nhiêu năm tham gia thị trường, doanh nghiệp và nông dân vẫn không thể chủ động được giá bán.

09/09/2014
Vươn Lên Khá Giàu Nhờ Dự Án Nuôi Bò Sữa Vươn Lên Khá Giàu Nhờ Dự Án Nuôi Bò Sữa

Ở xã Viên An – huyện Trần Đề (Sóc Trăng), phong trào nuôi bò sữa đang phát triển rầm rộ. Từ năm 2002, xã đã phấn khởi tiếp nhận dự án nuôi bò lai sin từ ngành nông nghiệp, thì những năm gần đây việc nuôi bò sữa đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông hộ.

04/07/2014
Vua Xoài Xứ Bảy Ngàn Vua Xoài Xứ Bảy Ngàn

Với thu nhập gần 1 tỉ đồng/năm từ 7ha xoài, ông Đinh Văn Phương (Sáu Phương), ở ấp 2A, thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A là người rất thành công với mô hình trồng xoài cát Hòa Lộc tại địa phương. Nhiều người đã gọi ông là “vua xoài” của xứ Bảy Ngàn.

09/09/2014
Sản Lượng Điều Trong Nước Chỉ Đáp Ứng 50% Nhu Cầu Sản Xuất Sản Lượng Điều Trong Nước Chỉ Đáp Ứng 50% Nhu Cầu Sản Xuất

Hiệp hội Điều Việt Nam cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, lượng hạt điều xuất khẩu của Việt Nam đạt 130.000 tấn, trị giá gần 830 triệu USD, dự báo xuất khẩu hạt điều và các mặt hàng dầu vỏ hạt điều cùng sản phẩm chế biến sâu trong năm nay sẽ đạt từ 2 - 2,2 tỷ USD. Hiện Việt Nam có khoảng 300 DN xuất khẩu sản phẩm hạt điều đến 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

04/07/2014