Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cơ hội cho xoài Đồng Nai mở rộng thị trường sang Nhật Bản

Cơ hội cho xoài Đồng Nai mở rộng thị trường sang Nhật Bản
Ngày đăng: 08/07/2015

Trong thời gian qua, những tập đoàn lớn trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu của Nhật Bản đã tiến hành khảo sát thực tế và đánh giá cao chất lượng của trái xoài Đồng Nai, qua đó bày tỏ nhu cầu đặt hàng với sản lượng lớn. Sau khi liên tục tổ chức khảo sát và kiểm tra nghiêm ngặt, Bộ Nông, Lâm, Thủy sản Nhật Bản đã cấp phép cho trái xoài Đồng Nai vào thị trường nước này.

Ông Phạm Minh Đạo, Giám đốc Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Đồng Nai hay: “Mặc dù đã có thông báo về việc cấp phép cho trái xoài Đồng Nai vào thị trường Nhật Bản, nhưng đến thời điểm này, những quy định cụ thể về các tiêu chuẩn đối với trái xoài để có thể nhập vào nước này vẫn chưa được cung cấp”.

Với diện tích 11 ngàn ha, Đồng Nai được xem là một trong những địa phương có diện tích xoài lớn nhất cả nước. Không chờ đợi đến bây giờ, nhiều năm trước, Đồng Nai xác định xoài là một trong ba loại trái cây chủ lực của tỉnh Đồng Nai để tập trung hỗ trợ làm quy trình GAP (thực hành nông nghiệp tốt) hướng đến xuất khẩu.

Theo Sở NN – PTNT Đồng Nai, để tìm đầu ra ổn định cho trái xoài trong tương lai, tỉnh đã “đi trước một bước” là đưa cây xoài vào nhóm cây chủ lực, từ đó có những hỗ trợ về kỹ thuật công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học nhằm tạo ra những vùng chuyên canh rộng lớn, sản lượng nhiều, chất lượng tốt đạt tiêu chuẩn GAP để xuất khẩu.

Ông Phạm Minh Đạo cũng cho biết: “Mục tiêu cuối cũng vẫn là nâng cao thu nhập cho người nông dân trồng xoài. Muốn vậy phải giảm tối đa chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Để làm được điều này, giải pháp tối ưu là áp dụng những công nghệ mới, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng trái xoài, tạo ra sản lượng lớn, đồng đều để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu”.

Bước đầu, Đồng Nai đã hình thành được ba vùng chuyên canh xoài lớn tại các huyện Xuân Lộc, Định Quán, Vĩnh Cửu. Đồng thời, đã hỗ trợ Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, dịch vụ thương mại xoài Suối Lớn ở xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc và HTX nông nghiệp, dịch vụ thương mại, du lịch xoài Phú Lý, xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu có chứng nhận VietGAP với diện tích hơn 80 ha. Bên cạnh đó, Sở NN-PTNT Đồng Nai đang phối hợp với các huyện liên kết ba vùng xoài lại với nhau để tạo thành cánh đồng mẫu lớn, mở rộng diện tích GAP để đáp ứng được các đơn đặt hàng lớn của Nhật Bản và một số nước khác.

Ông Nguyễn Thế Bảo, Giám đốc HTX nông nghiệp, dịch vụ thương mại xoài Suối Lớn nói: “Lợi nhuận từ trồng xoài vụ vừa qua của xã viên trong HTX là hơn 100 triệu đồng/ha, cao gấp hai lần so với các hộ trồng xoài bên ngoài. Có được lợi nhuận cao là do xã viên áp dụng khoa học kỹ thuật đẩy năng suất lên 30 tấn/ha/năm. Ngoài ra, các xã viên xử lý để cây xoài cho ra trái sớm nên có giá bán cao hơn. Những kỹ thuật này ngoài sự nỗ lực của các xã viên của HTX còn được sự hỗ trợ của Sở NN-PTNT Đồng Nai”.

Ông Bảo cũng cho biết thêm, các phái đoàn của Nhật Bản về HTX tìm hiểu và có nhu cầu nhập với số lượng lớn nên việc nghiên cứu rải vụ, xử lý cho xoài ra hoa trái vụ để đảm bảo sản lượng đủ đáp ứng suốt cả năm cũng được HTX nghiên cứu mở rộng. Ngoài ra, công nghệ bảo quản, sau thu hoạch của HTX cũng đang được xúc tiến triển khai. Tất cả đang sẵn sàng để trái xoài đủ điều kiện xâm nhập thị trường khắt khe Nhật Bản. Điều này đồng nghĩa, nếu xoài Đồng Nai đáp ứng được thị trường Nhật Bản thì cũng có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn thị trường khó tính khác như Mỹ và châu Âu.


Có thể bạn quan tâm

Vùng Triều Hồi Sinh Vùng Triều Hồi Sinh

Trên cánh đồng ngày xưa, người nuôi tôm Tịnh Kỳ (TP. Quảng Ngãi) từng khánh kiệt vì nguồn nước ô nhiễm, tôm chết hàng loạt. Nhưng rồi, trong cái khó người dân đã mạnh dạn đầu tư kiên cố trại, hồ thả nuôi cá, tôm kết hợp cua ở ba tầng nước và nhiều hộ đã thành công. Nay họ đang chăm cho cá, cua để kịp xuất bán trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi.

16/01/2015
Cá Bớp Chết Chưa Rõ Nguyên Nhân Cá Bớp Chết Chưa Rõ Nguyên Nhân

Nhưng giờ đã lỗ gần 50 triệu đồng. Ông Vũ cho biết thêm, ông đầu tư vốn thả nuôi 860 con cá bớp giống từ tháng 8-2014. Nhờ chăm sóc kỹ nên cá nuôi phát triển rất tốt. Tuy nhiên, khi cá có trọng lượng từ 4 - 5kg thì bắt đầu có dấu hiệu bỏ ăn và chết từ từ. Mỗi ngày có từ 4 đến 5 con chết, thậm chí có ngày lên đến chục con.

16/01/2015
Giảm 50% Thiệt Hại Về Tôm So Với 2014 Giảm 50% Thiệt Hại Về Tôm So Với 2014

Để tổ chức kiểm soát tốt dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ, giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi tôm và giảm thiểu tồn dư kháng sinh trong sản phẩm thủy sản, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo tăng cường công tác thú y thủy sản với mục tiêu trong năm 2015 sẽ tập trung phòng, chống bệnh đốm trắng và bệnh hoại tử gan tụy cấp trên nuôi tôm nước lợ.

16/01/2015
Nuôi Con “Mình Bạc Vây Vàng” Nuôi Con “Mình Bạc Vây Vàng”

Bãi biển Kim Sơn những ngày đầu năm 2015 khá trầm lắng. Vụ tôm năm trước, dịch bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy “làm mưa làm gió” vùng thủy sản. Làm ăn thua lỗ, chủ ao, đầm sợ mầm bệnh vẫn luẩn quẩn trong nước nên chẳng mặn mà đầu tư thả tôm giống.

16/01/2015
Nghệ An Kiểm Soát Con Giống Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Nghệ An Kiểm Soát Con Giống Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Năm 2014, ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) tỉnh Nghệ An được đánh giá thắng lợi với tất cả các chỉ tiêu đều đạt và vượt: Sản lượng nuôi trồng đạt gần 45.500 tấn, diện tích NTTS đạt trên 23.600 tấn, tổng giá trị sản xuất đạt khoảng 1.950 tỷ đồng. để phát huy tiềm năng lợi thế hơn nữa, ngành xác định cần chú trọng hơn nữa khâu sản xuất, kiểm soát con giống.

16/01/2015