Cơ hội cho xoài Đồng Nai mở rộng thị trường sang Nhật Bản

Trong thời gian qua, những tập đoàn lớn trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu của Nhật Bản đã tiến hành khảo sát thực tế và đánh giá cao chất lượng của trái xoài Đồng Nai, qua đó bày tỏ nhu cầu đặt hàng với sản lượng lớn. Sau khi liên tục tổ chức khảo sát và kiểm tra nghiêm ngặt, Bộ Nông, Lâm, Thủy sản Nhật Bản đã cấp phép cho trái xoài Đồng Nai vào thị trường nước này.
Ông Phạm Minh Đạo, Giám đốc Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Đồng Nai hay: “Mặc dù đã có thông báo về việc cấp phép cho trái xoài Đồng Nai vào thị trường Nhật Bản, nhưng đến thời điểm này, những quy định cụ thể về các tiêu chuẩn đối với trái xoài để có thể nhập vào nước này vẫn chưa được cung cấp”.
Với diện tích 11 ngàn ha, Đồng Nai được xem là một trong những địa phương có diện tích xoài lớn nhất cả nước. Không chờ đợi đến bây giờ, nhiều năm trước, Đồng Nai xác định xoài là một trong ba loại trái cây chủ lực của tỉnh Đồng Nai để tập trung hỗ trợ làm quy trình GAP (thực hành nông nghiệp tốt) hướng đến xuất khẩu.
Theo Sở NN – PTNT Đồng Nai, để tìm đầu ra ổn định cho trái xoài trong tương lai, tỉnh đã “đi trước một bước” là đưa cây xoài vào nhóm cây chủ lực, từ đó có những hỗ trợ về kỹ thuật công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học nhằm tạo ra những vùng chuyên canh rộng lớn, sản lượng nhiều, chất lượng tốt đạt tiêu chuẩn GAP để xuất khẩu.
Ông Phạm Minh Đạo cũng cho biết: “Mục tiêu cuối cũng vẫn là nâng cao thu nhập cho người nông dân trồng xoài. Muốn vậy phải giảm tối đa chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Để làm được điều này, giải pháp tối ưu là áp dụng những công nghệ mới, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng trái xoài, tạo ra sản lượng lớn, đồng đều để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu”.
Bước đầu, Đồng Nai đã hình thành được ba vùng chuyên canh xoài lớn tại các huyện Xuân Lộc, Định Quán, Vĩnh Cửu. Đồng thời, đã hỗ trợ Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, dịch vụ thương mại xoài Suối Lớn ở xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc và HTX nông nghiệp, dịch vụ thương mại, du lịch xoài Phú Lý, xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu có chứng nhận VietGAP với diện tích hơn 80 ha. Bên cạnh đó, Sở NN-PTNT Đồng Nai đang phối hợp với các huyện liên kết ba vùng xoài lại với nhau để tạo thành cánh đồng mẫu lớn, mở rộng diện tích GAP để đáp ứng được các đơn đặt hàng lớn của Nhật Bản và một số nước khác.
Ông Nguyễn Thế Bảo, Giám đốc HTX nông nghiệp, dịch vụ thương mại xoài Suối Lớn nói: “Lợi nhuận từ trồng xoài vụ vừa qua của xã viên trong HTX là hơn 100 triệu đồng/ha, cao gấp hai lần so với các hộ trồng xoài bên ngoài. Có được lợi nhuận cao là do xã viên áp dụng khoa học kỹ thuật đẩy năng suất lên 30 tấn/ha/năm. Ngoài ra, các xã viên xử lý để cây xoài cho ra trái sớm nên có giá bán cao hơn. Những kỹ thuật này ngoài sự nỗ lực của các xã viên của HTX còn được sự hỗ trợ của Sở NN-PTNT Đồng Nai”.
Ông Bảo cũng cho biết thêm, các phái đoàn của Nhật Bản về HTX tìm hiểu và có nhu cầu nhập với số lượng lớn nên việc nghiên cứu rải vụ, xử lý cho xoài ra hoa trái vụ để đảm bảo sản lượng đủ đáp ứng suốt cả năm cũng được HTX nghiên cứu mở rộng. Ngoài ra, công nghệ bảo quản, sau thu hoạch của HTX cũng đang được xúc tiến triển khai. Tất cả đang sẵn sàng để trái xoài đủ điều kiện xâm nhập thị trường khắt khe Nhật Bản. Điều này đồng nghĩa, nếu xoài Đồng Nai đáp ứng được thị trường Nhật Bản thì cũng có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn thị trường khó tính khác như Mỹ và châu Âu.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm khuyến khích bà con nông dân phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, ổn định và bền vững, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Yên Sơn thực hiện mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học tại xã Mỹ Bằng (Yên Sơn). Đến nay bước đầu mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

Trong những năm qua, nông dân trên địa bàn huyện Phú Bình (Thái Nguyên) đã áp dụng tiến bộ khoa học vào chăn nuôi bò vỗ béo nhưng với phương thức đơn giản như nuôi từ lúc bò mẹ đẻ ra đến lúc thịt, một số khác thì mua bò, bê về nuôi chăn thả, tận dụng nguồn cỏ tự nhiên và phụ phẩm của ngành trồng trọt, có bổ sung thức ăn tinh nhưng với một phần nhỏ, chủ yếu là ngô, cám gạo cho nên chưa khai thác hết tiềm năng tăng trọng của bò khi đưa vào vỗ béo. Hơn nữa, thời gian nuôi còn kéo dài nên hiệu quả chưa cao.

Tiểu Cần (Trà Vinh) là huyện có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là cây lúa, với diện tích đất tự nhiên trên 22.000ha, trong đó đất nông nghiệp có hơn 19.000ha, riêng đất trồng lúa trên 13.400ha. Ngoài ra trên địa bàn còn có một số diện tích đất giồng cát tập trung ở các xã Hiếu Tử, Hiếu Trung, Phú Cần và Long Thới. Nhân dân sinh sống trên đất giồng cát theo tập quán lâu đời thường tr
Bà con nông dân đánh giá cao cây trồng biến đổi gen nhờ những đặc tính vượt trội do đó cần sớm được triển khai rộng rãi.

Đến năm 2020, Hà Nội sẽ duy trì được khoảng 80% mức tự túc lương thực, trong đó, vùng nông thôn đạt 100%, vùng nội thành đạt trên 60%.