Cơ Hội Cho Hàng Thủy Sản Việt Nam Sang Trung Quốc

Vừa qua, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã ban hành chính sách hỗ trợ đối với hoạt động nhập khẩu sản phẩm thủy, hải sản cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Chính sách đó là cơ hội cho hàng thủy hải sản Việt Nam sang Trung Quốc.
Theo chính sách hỗ trợ nhập khẩu sản phẩm thủy, hải sản trong năm 2014 của Trung Quốc, đối với mỗi 1 USD nhập khẩu sản phẩm thủy, hải sản của doanh nghiệp sẽ được tỉnh Vân Nam hỗ trợ 0,02 CNY, đồng thời căn cứ số lượng sản phẩm thủy, hải sản nhập khẩu qua đường hàng không (theo cách tính giá của cơ quan Hải quan theo trọng lượng tịnh, không bao gồm trọng lượng của bao bì đóng gói) hỗ trợ chi phí vận chuyển 600 CNY/tấn.
Bên cạnh đó, chính sách cũng hỗ trợ các dự án phục vụ hoạt động nhập khẩu sản phẩm thủy, hải sản. Đối với các dự án xây dựng chợ bán buôn hoặc trung tâm kho vận sản phẩm thủy, hải sản do các doanh nghiệp của tỉnh Vân Nam triển khai thực hiện tại sân bay Chang Shui và khu kinh tế nằm trong khu vực cảng hàng không Chang Shui tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, sẽ được tỉnh Vân Nam hỗ trợ kinh phí thực hiện.
Kinh phí hỗ trợ bao gồm: chi phí thuê mặt bằng, mua sắm trang thiết bị (không bao gồm phương tiện vận chuyển), xây dựng hệ thống thông tin và mua sắm phần mềm... Tỉ lệ tiền hỗ trợ không vượt quá 70% đầu tư thực tế có thể hỗ trợ. Nếu dự án bao gồm cả hai loại hình như trên thì sẽ lựa chọn một trong hai loại hình có lợi thế nhất.
Chính sách trên cho thấy nhu cầu thủy, hải sản của tỉnh Vân Nam và cả Trung Quốc nhưng đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm thủy, hải sản của Việt Nam tận dụng và phát huy chính sách ưu đãi này trong hợp tác, giao dịch với các doanh nghiệp nhập khẩu thủy, hải sản của tỉnh Vân Nam để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, qua đó, đưa mặt hàng này tiếp cận và thâm nhập sâu hơn vào thị trường khu vực Tây Nam và các địa phương khác của Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm

Anh Bùi Chí Linh (ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Hội Đông, An Phú, An Giang) là người rất thành công với mô hình nuôi cá heo nước ngọt trong bè, mỗi năm lợi nhuận trên 500 triệu đồng.

Ông Hai Trí (xã Bình Trưng, huyện Châu Thành) nói: “Năm nay thời tiết thất thường nên vú sữa ra bông bị rụng nhiều, khó đậu trái làm cho sản lượng thấp, chỉ đạt khoảng 70 - 80% so với năm ngoái. Với giá thấp như thế này thì năm nay người trồng vú sữa Lò Rèn lãi không cao hoặc chỉ hòa vốn”.

Rau là một trong những cây trồng hàng hóa của các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Trong những năm gần đây, việc sản xuất rau an toàn (RAT) theo hướng công nghệ cao đã được các tỉnh, thành trong vùng chú trọng đầu tư và là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển nông nghiệp.

Việc triển khai mô hình đã đem lại những kết quả thiết thực, góp phần giảm chi phí đầu vào trong sản xuất nên nhận được sự đồng thuận cao của nông dân. Lợi nhuận thu được đối với những vùng lúa nằm trong mô hình liên kết 4 nhà cao hơn các vùng không áp dụng mô hình từ 2,6 triệu đồng đến 4,8 triệu đồng 1 ha.

Trong những năm gần đây, nông dân xã Trường Đông, huyện Hòa Thành đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Là vùng đất chuyên canh nhản nhưng do giá cả bấp bênh nên một số hộ nông dân chuyển sang trồng bưởi da xanh và quýt đường đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.