Cơ Giới Hóa Giúp Giảm Đến 20% Chi Phí Sản Xuất Mía

Theo các chuyên gia ngành đường, nếu áp dụng cơ giới hóa trong canh tác mía theo phương thức của các nước phát triển có thể giúp giảm đến 20% chi phí sản xuất.
Ông Nguyễn Văn Lộc, Tổng giám đốc Công ty đường Biên Hòa cho biết, nếu áp dụng cơ giới hóa canh tác mía theo phương thức của nhiều nước phát triển, ngoài việc có thể giúp giảm chi phí đến 20% phương thức này cũng góp phần tăng năng suất đường trên một hecta từ 15-20% so với phương thức hiện tại ở Việt Nam.
Ông Lộc cho biết tại hội thảo “Giải pháp sản xuất mía Việt Nam 2014” do Công ty John Deere phối hợp cùng đại lý tại Việt Nam, Công ty thiết bị Mê Kông, tổ chức ngày 8-1 tại TPHCM.
Theo ông Lộc năm 2015 , Hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN - AFTA sẽ có hiệu lực, tuy nhiên ngành mía đường Việt Nam vẫn còn tụt hậu khá xa xét về năng lực cạnh tranh so với các đối tác trong khu vực. Ông cho hay cơ giới hóa sản xuất mía là chìa khóa giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia ngành mía đường, có nhiều vấn đề trong quy trình canh tác và thu hoạch làm ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng cây mía ở Việt Nam. Ví dụ, tại Việt Nam người trồng mía chọn khoảng cách giữa các hàng mía từ 0,8-1,4 m, nhưng theo thông lệ chung trên thế giới thì khoảng cách đạt chuẩn là từ 1,8 -1,9 m. Nếu canh tác hàng rộng theo đúng chuẩn người trồng mía có thể tiết kiệm được chi phí canh tác trong khi năng suất thu hoạch tăng từ 5-10%. Đối với việc kiểm soát cỏ, kết hợp biện pháp cơ giới với hóa học, giúp giảm chi phí hóa chất lên đến 50% và làm tăng năng suất cây mía từ 15-20%.
Ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công, tập đoàn đang sở hữu cổ phần trong rất nhiều công ty mía đường ở Việt Nam hiện nay, cho biết ngành mía đường đang “vật lộn” với đường giá rẻ nhập lậu từ Thái Lan vì loay hoay không giải quyết được cái gốc là năng suất cây mía.
“Nếu nhà máy đường và nông dân cùng cải tiến được năng suất mía, cải tiến được công nghệ thu hoạch, sản xuất thì cơ quan ban ngành không cần phải vất vả chống đường nhập lậu như hiện nay, tự đường nhập lậu không còn đất sống trên thị trường”, ông nói.
Có thể bạn quan tâm

Hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo, ngày 7/6, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với các đơn vị, địa phương tổ chức thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản tại Đầm Thị Tường, với những loài thủy sản bản địa có giá trị kinh tế cao.

Toàn tỉnh Bến Tre hiện nay có 9 hợp tác xã (HTX) nghêu bao gồm: HTX nghêu Đồng Tâm, Rạng Đông (Bình Đại); Bảo Thuận, Tân Thủy, An Thủy (Ba Tri) và Thạnh Lợi, Bình Minh, Thanh Bình, Thạnh Phong (Thạnh Phú) với tổng diện tích có thể nuôi nghêu 4.560ha, trong đó diện tích hiện tại có nghêu 3.043ha, bao gồm diện tích nghêu giống 482ha và nghêu thịt 2.561ha.

Từ cuối tháng 4 đến nay, diện tích tôm nuôi bị chết ở xã Kim Đông (Kim Sơn - Ninh Bình) liên tục tăng lên.

Công ty Cổ phần Thủy sản Sạch Việt Nam (Vina Cleanfood) cho biết, trong thời gian vừa qua, giá tôm nguyên liệu tại Việt Nam ở mức thấp, trong khi nuôi tôm lại rủi ro cao nên nhiều người dân không muốn tiếp tục nuôi tôm nữa.

Thời gian gần đây, rau câu được mùa, được giá đã giúp cho nhiều gia đình ở ven đầm Thủy Triều (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) thêm phấn khởi. Tuy nhiên, việc khai thác quá mức, không theo bất cứ quy trình nào gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái vùng đầm này.